Bắc Ninh: Lan tỏa phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi trong xây dựng nông thôn mới

Năm 2023 vừa qua, toàn tỉnh Bắc Ninh có 75.000 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, là những nhân tố góp phần quan trọng hoàn thành các tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao như thu nhập, giảm nghèo đa chiều, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn…

Góp phần giúp địa phương sớm hoàn thành tiêu chí NTM

Thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm kinh tế, giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng NTM là một trong những phong trào được Hội Nông dân các cấp phát động đến toàn thể hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đến nay phong trào này đã lan tỏa sâu rộng, từ đó phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất của hội viên nông dân, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần cùng các địa phương sớm hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng NTM và NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Năm 2023, tỉnh Bắc Ninh có 75.000 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi Ảnh: ITN
Năm 2023, tỉnh Bắc Ninh có 75.000 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Nguồn: ITN

Theo đó, nhiều tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao, hướng dẫn bà con nông dân đưa công nghệ mới vào sản xuất trồng trọt như nhà kính, nhà lưới, nhà màng, công nghệ tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt tự động trong sản xuất rau an toàn, hoa cây cảnh đã góp phần tạo diện mạo mới và nâng cao giá trị cho sản xuất trồng trọt.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành và phát triển 2.441 vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, quy mô từ 3ha trở lên; 270 vùng trồng rau, màu chuyên canh quy mô từ 2ha trở lên tập trung ở vùng đất chuyên màu và đất bãi, với các sản phẩm chủ lực như: cà rốt, khoai tây, bí các loại, hành tỏi, rau xanh các loại... gần 100 vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, quy mô từ 1ha trở lên. Toàn tỉnh có khoảng 50 cơ sở sản xuất trồng trọt được cấp giấy chứng nhận VietGAP; gần 60 cơ sở sản xuất rau, hoa trong nhà màng, nhà kính với tổng diện tích 39,6ha.

Nâng cao giá trị, tạo ra sản phẩm chất lượng cao

Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng NTM thực sự là yếu tố quan trọng để giúp các địa phương trong tỉnh thực hiện thành công chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, góp phần xây dựng nông thôn phồn vinh, văn minh, phát triển bền vững.  Năm 2023 vừa qua, toàn tỉnh Bắc Ninh có 75.000 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, là những nhân tố góp phần quan trọng hoàn thành các tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựng NTM nâng cao như thu nhập, giảm nghèo đa chiều, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn…

Có thể kể đến mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững với việc hình thành trang trại nông nghiệp sinh thái ứng dụng công nghệ cao, kết hợp hoạt động trải nghiệm do anh Phạm Tiến Thắng làm chủ ở xã Hiên Vân, huyện Tiên Du. Đây được xem là một trong những điển hình sản xuất kinh doanh giỏi. Trên trang trại 5ha, với 10.000m2 nhà kính mô hình trồng rau, củ quả an toàn theo hướng hữu cơ tuần hoàn của gia đình anh Thắng được áp dụng theo công nghệ khí canh. Phương pháp canh tác này được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống bơm và tưới phun, định kỳ phun dung dịch giàu dinh dưỡng lên rễ cây, giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh và cho sản phẩm theo ý muốn. Điều này cũng giúp nâng cao giá trị, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao.

Hay như trên địa bàn xã Trung Chính, huyện Lương Tài, hộ gia đình chị Nguyễn Thị Thành đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng để chăn nuôi gà lấy trứng và sản xuất con giống theo hướng ứng dụng công nghệ cao bằng chuồng lồng khép kín, máy ấp hiện đại, với hệ thống làm mát, máng ăn, uống và vệ sinh tự động. Từ chỗ nuôi nhỏ lẻ bước đầu, đến nay mô hình nuôi gà của gia đình chị Thành đã có quy mô 3 chuồng với hơn 3.000 con gà đẻ trứng và thực hiện sản xuất, cung cấp cho thị trường hàng vạn con gà giống mỗi tháng. Không chỉ chăn nuôi giỏi, chị Nguyễn Thị Thành còn liên kết, tư vấn kỹ thuật giúp nhiều hộ chăn nuôi trong vùng nắm chắc các kỹ thuật trong chăn nuôi gia cầm, từ đó tự tin làm chủ kỹ thuật trong các quy trình chăn nuôi an toàn, thân thiện với môi trường.

Địa phương

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.