Đề xuất kết thúc giám sát đặc biệt Formosa Hà Tĩnh

Sau hơn 4 năm từ khi gây ra sự cố môi trường biển ở miền Trung (tháng 4.2016), Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) đã khắc phục toàn bộ 53 lỗi vi phạm. Do vậy, Tổ giám sát liên ngành tại FHS vừa đề xuất kết thúc giám sát đặc biệt với Công ty này. Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân khẳng định thời gian tới vẫn tiếp tục kiểm tra, thanh tra các hoạt động bảo vệ môi trường của FHS theo đúng quy định pháp luật.

Đã khắc phục toàn bộ 53 lỗi vi phạm

Đoàn công tác Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với tỉnh Hà Tĩnh và Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh về việc giám sát, đánh giá kết quả khắc phục hậu quả vi phạm và thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường.

“Đến nay,  53 lỗi vi phạm về môi trường của FHS đã khắc phục xong. Toàn bộ hạng mục cải thiện, bổ sung công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được FHS hoàn thành, cấp giấy xác nhận để vận hành chính thức”, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổ trưởng Tổ giám sát liên ngành tại FHS cho biết.

	Tổ giám sát kiểm tra hệ thống dập cốc khô tại FHS
Tổ giám sát kiểm tra hệ thống dập cốc khô tại FHS
Ảnh: Hạnh Nhung

Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân, hiện nay chất thải Formosa được kiểm soát chặt chẽ, chất lượng nước thải, khí thải đáp ứng quy định trước khi xả thải ra môi trường.

 Theo báo cáo của FHS, tổng kinh phí đầu tư cho các công trình bảo vệ môi trường của Dự án đến nay khoảng 1,4 tỷ USD. Riêng các hạng mục cải thiện, bổ sung công trình bảo vệ môi trường đầu tư sau sự cố môi trường là trên 350 triệu USD. Đối với 2 hạng mục nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm và hạng mục nhằm ứng phó sự cố trong quá trình sản xuất đang trong quá trình vận hành thử nghiệm, dưới sự giám sát chặt chẽ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh.

Đề xuất kết thúc giám sát đặc biệt

Tại phiên họp đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của FHS, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức cho rằng FHS đã hoàn thành khắc phục các lỗi vi phạm, tăng cường đầu tư bảo vệ môi trường, bảo đảm QCVN tiến tới quy chuẩn quốc tế.  Vì vậy, cơ chế giám sát đặc biệt được duy trì liên tục từ 7.2016 đến nay có thể chuyển sang cơ chế giám sát định kỳ. Đề xuất này được đại diện các bộ, ngành, các chuyên gia tán thành.

	Tổ giám sát kiểm tra khu vực hồ sinh học xử lý nước thải của FHS
Tổ giám sát kiểm tra khu vực hồ sinh học xử lý nước thải của FHS
Ảnh: Hạnh Nhung

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn cho biết, người dân rất quan tâm đến hệ thống đánh giá quan trắc môi trường của FHS. Công ty cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các kiến nghị mà địa phương cũng như các bộ, ngành đã đưa ra. Bên cạnh đó, Hà Tĩnh mong muốn Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ với tỉnh trong công tác kiểm tra, giám sát các nội dung bảo vệ môi trường của FHS.

“Sắp tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn tiếp tục kiểm tra, thanh tra các hoạt động bảo vệ môi trường của FHS theo đúng quy định pháp luật”, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh. Đồng thời, ông Nhân yêu cầu FHS phát huy kết quả đạt được, tăng cường kiểm soát chất thải, ô nhiễm trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, rà soát, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công nhân vận hành nhà máy, cố gắng trở thành một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội. Tiếp tục quan trắc tự động liên tục, định kỳ, bài bản, kịp thời thông tin các chỉ số môi trường cũng như xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn.

Đại diện FHS cam kết sẽ tiếp tục nâng cấp các hạng mục cả về sản xuất và bảo vệ môi trường, lấy tiêu chí chất lượng môi trường làm mục tiêu quan trọng hàng đầu; đồng thời đóng góp cụ thể cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp hóa của Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng.

Ý kiến bạn đọc

Xã hội

Hà Tĩnh: Nhiều tuyến đường kết nối với Khu kinh tế Vũng Áng xuống cấp nghiêm trọng
Xã hội

Hà Tĩnh: Nhiều tuyến đường kết nối với Khu kinh tế Vũng Áng xuống cấp nghiêm trọng

Khu kinh tế Vũng Áng của tỉnh Hà Tĩnh được xem là đầu tàu phát triển công nghiệp, là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng của tỉnh này. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng nhanh chóng của các dự án công nghiệp, hạ tầng giao thông tại đây đang rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và an toàn của người dân.

TP. Hồ Chí Minh: Thanh tra 19 đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế
Đời sống

TP. Hồ Chí Minh: Thanh tra 19 đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế

Đoàn Thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa công bố Quyết định thanh tra số 07/QĐ-BHXH ngày 21.3.2025 về việc thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Vietnam Airlines vận chuyển gần 30 tấn hàng cứu trợ đến Myanmar
Đời sống

Vietnam Airlines vận chuyển gần 30 tấn hàng cứu trợ đến Myanmar

Chuyến bay mang số hiệu VN9711 của Vietnam Airlines cất cánh tại sân bay Nội Bài lúc 13h00 ngày 8.4, vận chuyển gần 30 tấn hàng hóa cứu trợ đến Myanmar. Đây là lô hàng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gửi sang Myanmar nhằm giúp đỡ nước bạn vượt qua hậu quả thảm họa động đất nghiêm trọng vừa xảy ra.

Gói thầu hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thực hiện thế nào?
Xã hội

Gói thầu hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thực hiện thế nào?

Sau hai lần tổ chức đấu thầu, gói thầu xây lắp hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đã xác định được nhà thầu trúng. Nguyên nhân là liên danh đối thủ bị loại vì hồ sơ thiết bị và nhân sự chủ chốt không đáp ứng yêu cầu, khiến tính cạnh tranh gần như không còn.

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu
Xã hội

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

Có 90,06% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu. Đây là con số được nêu ra trong Báo cáo của Bộ Nội vụ về Kết quả Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024 (SIPAS 2024) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2024).