Đề tham khảo tốt nghiệp THPT 2025: Giảm áp lực cho thí sinh thi Ngữ Văn

Ngày 18.10, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố 18 đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Trong đó môn Ngữ văn được đánh giá giảm áp lực cho thí sinh.

Theo nhận định của tổ bộ môn Ngữ văn – Hệ thống giáo dục HOCMAI, so với Đề minh họa cho kì thi Tốt nghiệp THPT được công bố vào cuối tháng 12/2023 (đề minh họa được công bố gần đây nhất) và những định hướng trong hoạt động Kiểm tra, Đánh giá của Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018, đề thi đảm bảo đúng các tiêu chí về việc lựa chọn ngữ liệu, ma trận câu hỏi nhưng nội dung câu hỏi ở phần Viết đã có sự thay đổi, phần nào giảm tải áp lực cho các thí sinh năm nay – lứa học sinh đầu tiên tham dự kì thi Tốt nghiệp THPT của chương trình mới.

Chi tiết đề minh hoạ môn Ngữ văn xem tại đây.

Phần đọc hiểu

Văn bản Một thân cây một tàng lá một bông hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường là văn bản thơ trữ tình, không thuộc bất cứ bộ sách giáo khoa nào, việc lựa chọn ngữ liệu này đã đảm bảo đúng yêu cầu và định hướng của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đi kèm ngữ liệu là 05 câu hỏi thuộc 04 cấp độ: nhận biết – thông hiểu – vận dụng – vận dụng cao, so với đề thi Tốt nghiệp THPT từ năm 2024 trở về trước thì số lượng câu hỏi đã tăng lên nhưng có cấu trúc giống như đề minh họa được công bố cuối năm 2023.

Nội dung hai câu hỏi đầu tiên Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của đoạn tríchxác định hình ảnh được sử dụng để so sánh với cây liễu xưa trong đoạn trích thuộc cấp độ nhận biết, cách hỏi khác so với những câu hỏi thường gặp trước đây (xác định thể loại của đoạn trích trên hay chỉ ra biện pháp tu từ trong câu… ) tuy phạm vi kiến thức giữ nguyên, nhưng cũng có thể thấy được sự thay đổi từ kiểm tra ghi nhớ kiến thức sang đánh giá kĩ năng của học sinh.

Ba câu hỏi tiếp theo có cách hỏi và nội dung tương đối quen thuộc, thí sinh sẽ không khó khăn, và có thể hoàn thành phần thi này trong khoảng 20 phút.

Phần Viết

Chiếm tỉ lệ 60%, học sinh sẽ cần viết 01 đoạn văn nghị luận văn học (phân tích hình ảnh Hà Nội qua cảm nhận của nhân vật trữ tình anh trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu) và 01 bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ, trình bày suy nghĩ của bản thân về sức ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo trong đời sống).

Có thể thấy, so với đề minh họa được công bố trước đây (cuối năm 2023), câu hỏi nghị luận văn học đã có sự thay đổi: từ làm rõ đặc điểm của thể loại sang phân tích nội dung; điều này đã giảm rất nhiều áp lực tâm lí cho thí sinh bởi yêu cầu viết đoạn văn nghị luận phân tích giá trị nội dung hoặc nghệ thuật của một tác phẩm văn học, thí sinh đã làm quen và thực hành trong nhiều năm, đặc biệt là giai đoạn THPT; còn yêu cầu làm rõ đặc điểm của thể loại sẽ cần huy động nhiều kiến thức, yêu cầu khả năng đọc – hiểu thể loại tốt hơn.

Ngoài ra, việc không còn ngữ liệu ở câu hỏi này sẽ giúp thí sinh có nhiều thời gian hơn cho phần Viết, liên kết các câu hỏi ở phần Đọc hiểu là một lợi thế trong phòng thi.

Ở câu hỏi nghị luận xã hội, với yêu cầu viết bài văn 600 chữ sẽ không làm khó các thí sinh; chủ đề trí tuệ nhân tạo cũng là vấn đề quen thuộc, việc lựa chọn dẫn chứng, đưa ra ý kiến bàn luận sắc sảo sẽ là lợi thế, tạo nên những bài viết ấn tượng. Tuy nhiên, để có được điểm trọn vẹn, thí sinh cần có những ví dụ hay, dẫn chứng thuyết phục và để lại ấn tượng. Các thao tác lập luận cần được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và thể hiện rõ được quan điểm của người viết.

Theo các chuyên gia, từ việc phân tích đề tham khảo có thể thấy đề bám sát định hướng và mục tiêu của Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018, tuy nhiên, không có nhiều sự thay đổi so với đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2024.

Việc công bố cấu trúc đề thi sớm sẽ là lợi thế cho quá trình học tập và ôn luyện của học sinh, tuy nhiên, các em cũng cần lưu ý đây chỉ là đề minh họa, số lượng ngữ liệu có thể tăng lên (giống với cấu trúc đề công bố cuối năm 2023) nên cũng cần rèn luyện kĩ năng đọc nhanh, đọc chính xác để đảm bảo hiệu quả làm bài.

Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc
Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc

Tại hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 tổ chức trong hai ngày 23 - 24.11, Anh hùng Lao động Thái Hương bày tỏ mong muốn có sự thấu hiểu và vào cuộc của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng cho sự nghiệp trồng người nhằm mang lại hạnh phúc đích thực cho con trẻ trong hành trình học tập.

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.