Dạy trẻ học cách kiểm soát cảm xúc

Đa số các trường hợp, trẻ thường bị chi phối bởi cảm xúc và đưa ra những quyết định thiếu lý trí khiến chúng đi chệch hướng, gặp rắc rối.

Các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn tới cách trẻ đối mặt với những vấn đề tiêu cực và cách con kiểm soát những cảm xúc đó.

Với cương vị là cha mẹ, chúng ta nên đồng hành, hiểu con mình. Đôi khi, bên cạnh sự đồng cảm phụ huynh cũng nên thẳng thắn, quyết liệt hơn bằng cách đưa ra những biện pháp cảnh cáo, răn đe trẻ khi con mất bình tĩnh và có những hành động lệch chuẩn.

Không nghe theo những lời cảnh báo của cha mẹ, không biết tự kiểm soát bản thân trước cám dỗ, bắt nạt bạn bè hay anh chị em trong nhà đều là những hành vi vượt quá giới hạn cần được góp ý, sửa đổi thẳng thắn và nhanh chóng.

Nhưng đặt giới hạn cho hành vi của trẻ không có nghĩa là chúng ta cần phải kiểm soát tất cả những cảm xúc của con. Trên thực tế, khi chúng ta không “cho phép” con mình được khó chịu, vô hình chung cha mẹ đang đẩy con mình ra xa, từ đó khiến trẻ trở nên khó học cách quản lý cảm xúc của bản thân.

Bởi vì cha mẹ thực sự không thể giữ con mình khỏi sự khó chịu hay cảm xúc tiêu cực, dù cho bạn có “cho phép” điều đó hay không. Không nên bảo con phải che giấu cảm xúc, khuyên trẻ đừng khóc hay thể hiện cảm xúc sẽ khiến chúng cảm thấy xấu hổ về cảm nhận của bản thân.

Thật không may, khi con người cố gắng kìm nén cảm xúc, các luồng suy nghĩ cùng xúc cảm sẽ trở nên rối bời và dẫn đến những hậu quả không thể lường trước. Những hành động mất kiểm soát hay những cảm xúc tiêu cực bộc phát một cách bất ngờ dẫn tới việc trẻ không thể tự điều chỉnh hành vi cá nhân.

Chính sự rối loạn kiểm soát đó khiến các bậc cha mẹ sợ hãi, vì con dường như hoàn toàn mất nhận thức về các lời nói và hành động của mình. Trẻ bị rối loạn kiểm soát khi chúng cần được thể hiện nhưng lại cảm thấy bản thân “không được phép”. Cho nên, chúng cố gắng kìm nén để đẩy các cảm giác đó đi.

Dạy trẻ học cách kiểm soát cảm xúc -0

Làm như vậy có thể hiệu quả trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng sẽ khiến con em chúng ta ngày càng trở nên căng thẳng, lo lắng quá mức, đòi hỏi và nhõng nhẽo. Cuối cùng, khi không còn chỗ để chất chứa những cảm giác bị kìm nén đó nữa, chỉ một sự việc nhỏ cũng biến thành “giọt nước tràn ly” khiến trẻ bùng nổ, dẫn đến hành vi tiêu cực, thậm chí mất kiểm soát một cách nghiêm trọng.

Phủ nhận cảm xúc hoặc tự nhận mình sai khi có cảm xúc khác với số đông, không tìm được sự đồng cảm là những vấn đề thường thấy ở thanh thiếu niên. Đây đều không phải là những giải pháp tốt khi bị mất kiểm soát.

Dưới đây là một số lời khuyên tới từ các chuyên gia để giúp cha mẹ đồng hành cùng con trong việc nuôi dưỡng tâm hồn, thanh lọc và kiểm soát cảm xúc.

1. Làm mẫu cho con

Thanh thiếu niên cần chống lại những “cơn giận dữ” từ nhỏ nhất của chính mình, chẳng hạn như la hét mỗi khi gặp chuyện không vừa ý. Cả cha mẹ và con cái đều nên dành cho bản thân một khoảng thời gian để bình tĩnh lại. Nếu con còn quá nhỏ thì phụ huynh nên rời khỏi phòng, tạo ra không gian riêng để con tự xử lý cảm xúc tiêu cực còn tồn đọng.

Sau đó, vấn đề có thể tiếp tục giải quyết khi hai bên đã bình tĩnh hơn. Phụ huynh cần làm một tấm gương tốt trong việc đối diện với các vấn đề tiêu cực, chứng tỏ một thái độ sống tích cực, cùng với đó là những hành động được cân nhắc kỹ lưỡng mỗi khi cần giải quyết vấn đề hay tình huống bất ngờ.

Trẻ em thường hay vô thức sao chép hành động của người lớn. Khi phụ huynh nóng nảy, to tiếng, con cái sẽ tỏ ra nóng nảy, to tiếng. Khi phụ huynh nói chuyện một cách tôn trọng, con cái sẽ học cách nói, chia sẻ một cách tôn trọng. Mỗi khi cha mẹ làm mẫu trước mặt trẻ về cách ngăn bản thân hành động xấu khi tức giận, đồng nghĩa với chuyện chúng ta đang dạy con mình cách điều tiết cảm xúc.

Xin lưu ý rằng không nên “nhồi nhét” hay kìm nén cảm xúc của mình. Điều đó sẽ chỉ khiến bản thân khó kiểm soát hơn. Bạn nên xử lý cảm xúc một cách có trách nhiệm, bằng cách nhận ra cảm xúc và bao dung chúng - nhưng KHÔNG hành động chỉ dựa trên cảm xúc. Mỗi khi làm như vậy, bạn đang củng cố mạng lưới thần kinh để quản lý cảm xúc của mình.

2. Kết nối

Trẻ sơ sinh phát triển hệ thống dây thần kinh để tự trấn an bản thân khi được cha mẹ xoa dịu. Nhưng ngay cả những đứa trẻ lớn hơn cũng cần cảm thấy được kết nối với cha mẹ nếu chúng không thể tự điều chỉnh cảm xúc. Khi nhận thấy con mình bị rối loạn cảm xúc, điều tốt nhất chúng ta có thể làm (sau khi tự trấn tĩnh) là cố gắng kết nối lại.

Khi bọn trẻ cảm thấy rằng chúng ta đang đứng về phía chúng, ngay cả khi có mâu thuẫn, con và cha mẹ đều MUỐN hợp tác, hòa giải sau khi xung đột sẽ tạo ra một mối liên hệ ấm áp, vui vẻ, loại bỏ được rất nhiều “hành vi sai trái”.

3. Chấp nhận cảm xúc của con

Khi chấp nhận được những sự tiêu cực của con và hiểu con, cha mẹ cần có thái độ đúng đắn để cùng trẻ điều chỉnh. Chúng ta không nhất thiết phải hét lên để được lắng nghe.

Mối quan hệ gia đình có sự đồng cảm và hỗ trợ lẫn nhau, trẻ sẽ cảm thấy có một vị trí quan trọng hơn trong lòng cha mẹ. Thanh thiếu niên cảm thấy luôn được lắng nghe thì sẽ an tâm, chủ động chia sẻ hơn về các vấn đề cá nhân.

4. Nên dễ dàng hơn khi nói về cảm xúc

Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em phát triển về trí tuệ cảm xúc khi chúng ta nói, thể hiện về cảm xúc của chính mình.

Quan trọng là liệu có nên khuyến khích con nói ra theo cảm xúc của chúng không? Câu trả lời là có, việc thể hiện cảm nhận và suy nghĩ của chính mình, giúp việc thấu hiểu giữa bản thân và đối phương trở nên dễ dàng hơn. Nhưng việc gắn nhãn cảm xúc khi cơn giận dữ nổi lên chỉ khiến trẻ cảm thấy bị chỉ trích, điều này khiến trẻ khó vượt qua cảm xúc tiêu cực hơn.

Thay vào đó, trong những thời khắc khó khăn như vậy, hãy đơn giản chấp nhận cảm xúc của trẻ và thể hiện lòng trắc ẩn, ngay cả khi bạn cần góp ý đối với hành động của trẻ.

Dạy trẻ học cách kiểm soát cảm xúc -0
Cảm xúc không xấu, chúng chỉ là một phần trong sự phong phú của con người

5. Hạn chế các hành động của con khi cần thiết

Mục tiêu của phụ huynh là tạo ra một không gian an toàn để con trẻ cảm nhận được cảm xúc của chúng. Nhưng điều đó không bao giờ có nghĩa là trẻ được phép sử dụng bạo lực hay phá vỡ mọi quy tắc.

Tất cả chúng ta đều biết rằng trẻ em chưa có đủ khả năng tự đưa ra mọi quyết định trong cuộc sống, ngay cả khi chúng đang dần có những suy nghĩ trưởng thành hơn. Khi một ai đó tức giận, không có gì đáng ngạc nhiên khi họ làm và nói những điều mà họ sẽ phải hối tiếc sau này.

Đơn giản chỉ cần di chuyển ra xa, tránh né nếu con cái có những hành động mang tính bạo lực với cha mẹ. Nếu cần hãy phản kháng ở mức độ phòng vệ. Và hãy nhớ rằng cơn thịnh nộ cần được lắng nghe nếu không nó sẽ leo thang.

Nếu bạn có thể thừa nhận, rồi góp ý rằng hậu quả của việc tức giận nghiêm trọng như thế nào và đồng cảm với lý do tại sao chúng khó chịu, trẻ thường sẽ không thể hiện sự khó chịu bằng các xu hướng bạo lực.

6. Sửa chữa và chăm sóc

Thanh thiếu niên thường xuyên giận dữ có thể không phải là một đứa trẻ xấu, mà là một người trẻ đang bị tổn thương. Khi những đứa trẻ không kiểm soát được cảm xúc của mình bởi vì chúng “không thể” vào thời điểm đó. Lúc đang tức giận không phải là thời điểm thích hợp để dạy những bài học đạo đức về đối nhân xử thế.

Nếu bạn có thể lan tỏa lòng trắc ẩn, bao dung, con trẻ sẽ cảm thấy đủ an toàn để bày tỏ những giọt nước mắt và nỗi sợ hãi đang khiến trẻ tức giận và hành động sai.

Sau khi tất cả đã bình tĩnh, bạn nên nói chuyện với con về những gì đã xảy ra. Mục đích không phải để chỉ trích hay giảng giải, mà là để xin lỗi, cảm thông và khôi phục kết nối.

Phụ huynh không nên nói với con rằng chúng không được phép phản bác cha mẹ hoặc thể hiện cảm xúc tiêu cực ra ngoài. Trẻ sẽ khó mà hiểu ra và chấp nhận khi bị mắng mỏ cho đến khi chúng cảm thấy thật sự được lắng nghe. Vì vậy, hãy đợi cho đến khi bạn sẵn sàng lắng nghe và tìm kiếm sự thấu hiểu lẫn nhau. Sau đó, bạn có thể nói "Cha/mẹ hiểu lý do tại sao con rất khó chịu và đã to tiếng”.

Hãy cho con biết rằng bạn không bao giờ cần con phải hét lên để thu hút sự chú ý của cha mẹ. Phụ huynh nên thể hiện tinh thần sẵn sàng lắng nghe và cố gắng giúp đỡ. Từ sự quan tâm và chăm sóc này, con gần như chắc chắn sẽ nói lời xin lỗi. Đồng thời, chúng sẽ có động lực hơn nhiều trong tương lai để thể hiện cảm xúc của bản thân mà vẫn giữ được bình tĩnh.

7. Hướng dẫn đúng cách, hình phạt đúng lúc

Đánh đòn, cấm túc, hay các hậu quả và sự xấu hổ không mang lại cho trẻ sự trợ giúp cần thiết đối với cảm xúc của mình. Trên thực tế, thông điệp mà trẻ nhận được là những cảm xúc khiến chúng "cư xử sai" là điều tồi tệ.

Vì vậy, trẻ cố gắng kìm nén những cảm xúc đó, và chiếc ba lô cảm xúc của chúng càng thêm đầy những điều tồi tệ. Thay vì trừng phạt, hãy giúp con bạn đi đúng hướng với sự hướng dẫn yêu thương và huấn luyện về cảm xúc để giúp con xử lý cảm xúc chuẩn mực.

8. Hành động như những người trưởng thành

Con trẻ có xu hướng lo lắng rằng cha mẹ không thể đáp ứng nhu cầu tình cảm, quan tâm của họ đối với con, vì vậy chúng bắt đầu cố gắng độc lập hơn, không dựa dẫm vào ai. Đó là một lý do khiến trẻ trở nên phách lối và thậm chí còn tồi tệ hơn cho sự phát triển của chúng. Trẻ sẽ quay lại với cha mẹ trong nước mắt và nỗi sợ hãi mỗi khi có khó khăn mà trẻ thiếu kinh nghiệm giải quyết.

Điều đó có nghĩa là con không thể thư giãn và giải quyết những việc khiến con sợ hãi (hay còn gọi là các nhiệm vụ phát triển phù hợp với lứa tuổi), như học cách giải quyết xung đột với bạn bè và mạo hiểm thử những điều mới.

Giải pháp cho “thái độ” này là giúp đứa trẻ cảm thấy an toàn, bằng cách cam kết trở thành một bậc cha mẹ bình tĩnh, rộng lượng về mặt cảm xúc. Bên cạnh đó, cũng cần có những quy tắc để trẻ tuân theo, giữ cho những trải nghiệm cuộc sống ở mức an toàn.

Cảm xúc không xấu, chúng chỉ là một phần trong sự phong phú của con người. Chúng ta thường không có quyền lựa chọn về những gì chúng ta cảm thấy, nhưng chúng ta luôn có quyền lựa chọn cách chúng ta hành động.

(Nguồn: https://www.ahaparenting.com)

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.