Đẩy nhanh tiến độ thực hiện công trình trọng điểm tại TP. Hồ Chí Minh

Ngày 1.4, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội Quý I và nhiệm vụ, giải pháp Quý II năm 2023 với chủ đề "Thúc đẩy đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm”. 

Ngành dịch vụ trọng yếu tăng trưởng 

TP. Hồ Chí Minh; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm -0
UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội Quý I và nhiệm vụ, giải pháp Quý II năm 2023

Báo cáo kết quả kinh tế - xã hội Quý I, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Lê Thị Huỳnh Mai cho biết, UBND Thành phố chủ động tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, HĐND Thành phố về phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 bằng các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể ngay từ những ngày cuối năm 2022.

TP Thủ Đức và các quận, huyện đã chủ động xây dựng và kịp thời ban hành, triển khai các quyết định, chỉ thị, kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, phân công cụ thể cho từng phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, phường, thị trấn triển khai đồng bộ các nhiệm vụ của địa phương ngay từ những ngày đầu năm. UBND Thành phố tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả 33 Nghị quyết của HĐND Thành phố ban hành.

Ngoài ra, UBND Thành phố tập trung chỉ đạo, tạo chuyển biến và đạt một số kết quả tích cực, thúc đẩy một số ngành, lĩnh vực tiếp tục tăng trưởng; trong đó 5/9 ngành dịch vụ trọng yếu có mức tăng trưởng khá.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I năm 2023 ước đạt 360.622,1 tỷ đồng (theo giá hiện hành). GRDP tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2022. Thu ngân sách nhà nước đạt 26,6% dự toán năm. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn trong quý I năm 2023 ước thực hiện 69.679,7 tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ (tỷ trọng vốn đầu tư/GRDP đạt 19,3%).

Số lao động được giải quyết việc và số chỗ việc làm mới tăng nhẹ so với cùng kỳ. Ngành du lịch tiếp tục duy trì phát triển và đạt mức tăng trưởng cao cả về doanh thu và số lượng khách. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội được thực hiện nghiêm, giảm được thiệt hại do cháy nổ, tai nạn giao thông.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của TP trong Quý I cũng còn những hạn chế do tác động của kinh tế thế giới và trong nước; thị trường bất động sản, thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn, nợ xấu nhiều ngân hàng và áp lực đáo hạn trái phiếu có xu hướng tăng.

Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục cắt giảm lao động và gặp khó khăn về đơn hàng, nguồn vốn; sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh. Có 4/9 ngành dịch vụ trọng yếu có mức tăng trưởng âm; số vốn đăng ký doanh nghiệp thành lập mới giảm và số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động tăng so với cùng kỳ.

Phân tích nguyên nhân, tìm giải pháp 

TP. Hồ Chí Minh; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm -0
Cần đánh giá đúng tình hình "sức khỏe" nền kinh tế của TP. Hồ Chí Minh để đề ra những giải pháp hiệu quả

Bí thư Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên nhận định, 3 năm nay, tình hình diễn biến theo đúng tinh thần dự báo của các chuyên gia, đó là biến động, bất định, phức tạp. Vì TP. Hồ Chí Minh hội nhập sâu, rộng nên các hoạt động bị ảnh hưởng ít nhiều bởi tình hình trong nước và thế giới.

Cuối năm 2022, Thành phố dự báo năm nay sẽ có nhiều khó khăn, thử thách. Do đó, TP. Hồ Chí Minh đã tập trung vào chủ đề năm với quyết tâm nâng cao chất lượng thúc đẩy các hoạt động, chuyển qua thích ứng, tận dụng mọi cơ hội vượt qua khó khăn, đặt ra chỉ tiêu thấp hơn năm trước.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết, những ngày qua lãnh đạo Thành phố đã lắng nghe các ý kiến chia sẻ, phân tích và góp ý của các chuyên gia, nhà nghiên cứu kinh tế - xã hội, nhà khoa học về tình hình kinh tế - xã hội của TP. Hồ Chí Minh. Điều này cho thấy toàn xã hội rất quan tâm đến tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố. "Do đó, chúng ta phải tự xem lại để nỗ lực hơn nữa", Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đề nghị hội nghị tập trung phân tích, đánh giá nguyên nhân, tình hình "sức khỏe" nền kinh tế Thành phố sau tác động của đại dịch Covid-19 đã thực sự khỏe lại chưa và có "phác đồ điều trị" phù hợp hay chưa?

Trong đó, từng lĩnh vực, sở ngành, địa phương, cán bộ… phải xem lại những nỗ lực, giải pháp đề ra đã mang lại hiệu quả hay chưa? Qua đó, đề ra các giải pháp để thúc đẩy kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh phát triển trong những quý còn lại của năm 2023 và những năm tiếp theo.

Địa phương

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.