Đẩy mạnh truyền thông về hội nhập quốc tế, ASEAN và UNESCO

Với nhiều thành tựu tích cực trong ngoại giao thời gian gần đây, Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn trong việc nâng cao vai trò truyền thông, báo chí về vấn đề hội nhập cộng đồng quốc tế.

Đây là nhấn mạnh của các đại biểu tại Hội nghị tập huấn truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, chiều 25.4, tại Hà Nội. 

Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo, tăng cường hiểu biết cho người dân về quá trình Việt Nam tham gia, đóng góp vào các hoạt động hội nhập quốc tế. Thời gian qua, sự tham gia chủ động và tích cực của các cơ quan truyền thông trong nước đã và đang đóng góp mạnh mẽ vào việc xây dựng, phát triển cộng đồng ASEAN cũng như thúc đẩy việc bảo tồn, phát huy giá trị của nhiều di sản tự nhiên, văn hóa đúng theo tinh thần của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO). 

Đẩy mạnh truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO
Quang cảnh Hội nghị tập huấn truyền thông về hội nhập quốc tế, ASEAN và UNESCO năm 2024.

Tới dự và trình bày tham luận chuyên đề tại hội nghị là các diễn giả khách mời, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, Thường trực Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An…cùng đông đảo các nhà báo và phóng viên chuyên trách đến từ nhiều cơ quan báo chí.

Hội nghị gồm 3 phiên, tập trung vào các nội dung chính: Thứ nhất, tình hình thế giới, khu vực và chính sách đối ngoại Việt Nam; Thứ hai, trọng tâm công tác và định hướng đối ngoại của UNESCO trong năm 2024. Thứ ba, hợp tác và hội nhập trong khuôn khổ ASEAN.

Đẩy mạnh truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO
Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Thông tin và Truyền thông Triệu Minh Long phát biểu khai mạc hội nghị. 

Phát biểu khai mạc hội nghị, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông Triệu Minh Long khẳng định, triển khai truyền thông về các hoạt động liên quan đến ASEAN và UNESCO là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngoại giao Việt Nam. Qua đó, hội nghị không chỉ là dịp để các phóng viên và cán bộ truyền thông giao lưu, mà còn là cơ hội để các bộ, ngành liên quan trực tiếp đến các hoạt động tuyên truyền ASEAN và UNESCO có thêm cơ hội gặp gỡ, trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm. 

Những thông tin chuyên sâu được đưa ra thảo luận tại hội nghị sẽ là nguồn tài nguyên hữu ích, phục vụ công tác đưa tin, nâng cao chất lượng bài viết về công tác đối ngoại. “Làm sao để tuyên truyền sâu hơn, hay hơn, trúng, đúng và đáng tin cậy hơn về hiểu biết xung quanh cộng đồng ASEAN và các chủ đề UNESCO”, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh. 

Đẩy mạnh truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO
Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách đối ngoại - Bộ Ngoại giao Vũ Duy Thành trình bày tham luận.

Nhắc lại nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về ngoại giao Việt Nam thời gian gần đây: “Chưa bao giờ nước ta có cơ đồ, tiềm lực và uy tín quốc tế như hiện nay”, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao Vũ Duy Thành cho biết, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với nhiều nước trong thời gian qua, trong đó có Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc…Với bản sắc “ngoại giao cây tre”, Việt Nam từng bước nâng tầm đối ngoại đa phương, đối ngoại quốc phòng và ngoại giao kinh tế nhằm phục vụ phát triển đất nước. 

Nhìn lại năm 2023, đối ngoại là bước đi quan trọng, ưu tiên số một của nước ta, nhất là khi đặc trưng nổi bật của cục diện thế giới hiện nay khác so với các giai đoạn trước - “đứng trước thời điểm bước ngoặt, dịch chuyển nhanh hơn sang cục diện mới đa cực, đa trung tâm, đa tầng nấc”. Theo ông Vũ Duy Thành, với tư cách là thành viên tích cực trong cộng đồng quốc tế, đặc biệt là ASEAN, Việt Nam không thể “làm ngơ” trước những vấn đề nóng trong khu vực và thế giới. Chẳng hạn như vấn đề tranh chấp Biển Đông tại một số quốc gia Đông Nam Á, chia luồng ý kiến bên lề trận chiến Nga - Ukraine, Israel - Hamas…đang ảnh hưởng lớn đến hòa bình khu vực. 

Vì vậy, cán bộ báo chí - truyền thông cần chọn lọc thông tin để đưa đến độc giả, lưu ý giữ nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền dân tộc, đồng thời nêu cao tính hòa bình, nhân đạo. Đáng chú ý, cần phát huy chính sách đối ngoại năng động, cân bằng, linh hoạt và khôn khéo của Việt Nam vào công tác truyền thông. Đây vốn là điểm sáng được dư luận quốc tế đánh giá cao khi nói về ngoại giao Việt Nam, góp phần duy trì tốt mối quan hệ của nước ta với tất cả các nước lớn trên thế giới, chú trọng đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững.

Đẩy mạnh truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO
Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao Văn hoá và UNESCO (thường trực UBQG UNESCO Việt Nam) Đào Quyền Trưởng trình bày tham luận về chủ đề UNESCO.
Đẩy mạnh truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO
Phó Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao Trịnh Minh Mạnh trình bày tham luận về chủ đề ASEAN. 

Tại hội nghị, các đại biểu khách mời cũng đã trao đổi thêm và giải đáp thắc mắc của nhà báo, phóng viên tham gia tập huấn về một số vấn đề trọng điểm, như: tầm nhìn năm 2035 trong lĩnh vực thông tin truyền thông ASEAN, chi tiết chương trình công tác của Ủy ban Quốc gia về UNESCO và các tiểu ban với trọng tâm ưu tiên trong công tác truyền thông, thông qua ví dụ điển hình về tuyên truyền bảo tồn Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững…

Ghi nhận những ý kiến thẳng thắn, kịp thời, có tính chuyên môn cao về hoạt động đối ngoại tại hội nghị, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông Triệu Minh Long kỳ vọng, chương trình tập huấn đã mang lại một lượng thông tin quý báu, mở rộng kiến thức cho cộng đồng báo chí để lan tỏa tốt hơn về thông tin đối ngoại trên các phương tiện truyền thông, qua đó nâng cao hiểu biết của người dân về quá trình hội nhập, cũng như về vai trò của UNESCO và ASEAN trong mối quan hệ với Việt Nam.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.