Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh tổ chức tiêm vaccine sởi. Nếu tỷ lệ tiêm chủng trên địa bàn thấp phải tăng cường bằng cách tổ chức thêm các điểm tiêm, tăng số buổi tiêm để bảo đảm hết tháng 4/2014 đạt tỷ lệ tiêm chủng trên 95%. Cuối mỗi buổi tiêm phải rà soát các đối tượng chưa được tiêm để tiêm bổ sung vào ngày tiếp theo nhằm tránh bỏ sót đối tượng tiêm chủng. Đồng thời, cơ quan chức năng tổ chức phân tích, đánh giá tình hình bệnh sởi trên địa bàn để xác định đối tượng có nguy cơ cao mắc sởi, từ đó cập nhật và điều chỉnh kế hoạch tiêm vaccine phù hợp với địa phương; tổ chức phân tuyến tại các bệnh viện; chỉ đạo các bệnh viện lập khu vực riêng để khám và điều trị bệnh nhân mắc sởi; thực hiện khám sàng lọc, phân loại bệnh nhân, áp dụng các biện pháp chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Các bệnh viện tuyến Trung ương bố trí, sắp xếp cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực hợp lý để tập trung thu dung điều trị cho bệnh nhân mắc sởi; tổ chức hỗ trợ, hướng dẫn về chuyên môn cho các bệnh viện vệ tinh và các bệnh viện tuyến dưới về khám, điều trị bệnh nhân sởi. Các viện vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Dự án tiêm chủng quốc gia và khu vực cung cấp đầy đủ, kịp thời vaccine, vật tư tiêm chủng sử dụng trong kế hoạch trên phạm vi toàn quốc…

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận
Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...