Ngành y tế Ninh Bình

Đẩy mạnh công tác hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật

Sau khi tổng hợp nhu cầu chuyển giao kỹ thuật theo Đề án 1816 năm 2024 của các đơn vị; Sở Y tế tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 1816 năm 2024, với mục tiêu duy trì và thực hiện Đề án toàn diện, đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh.

Bảo đảm tính bền vững và khả thi của Đề án

Các bệnh viện tuyến tỉnh nhận cán bộ luân phiên từ các bệnh viện tuyến Trung ương và cử cán bộ luân phiên về hỗ trợ các Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế tuyến huyện; các Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế tuyến huyện nhận cán bộ luân phiên từ các bệnh viện tuyến tỉnh và cử cán bộ về hỗ trợ các phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế tuyến xã, phường, thị trấn, nhằm duy trì và nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh của các đơn vị tuyến dưới.

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình là một trong những đơn vị ghi nhận thực hiện hiệu quả Đề án 1816. Ảnh: YT
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình là một trong những đơn vị ghi nhận thực hiện hiệu quả Đề án 1816. Ảnh: YT

Theo đó, mục tiêu 100% các bệnh viện tổ chức tốt việc tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật bệnh viện tuyến trên và hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới; tăng cường năng lực cán bộ tham gia Đề án 1816 thông qua việc chỉ đạo các nội dung hoạt động của Đề án, hướng dẫn, đào tạo, tổ chức các hội thảo, tập huấn. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả hỗ trợ hoạt động chuyên môn cho tuyến dưới thông qua việc cử cán bộ từ tuyến trên về đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ tuyến dưới; đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục về mục đích, ý nghĩa Đề án 1816; bảo đảm 100% các kỹ thuật chuyển giao được thực hiện tốt và bền vững tại các đơn vị tiếp nhận.

Đồng thời, triển khai hoạt động luân phiên giữa các đơn vị trong tỉnh. Bên cạnh việc cử cán bộ chuyên môn về hỗ trợ tuyến dưới, các bệnh viện tuyến tỉnh phải sẵn sàng cử cán bộ hỗ trợ nhau khi có nhu cầu về chuyên khoa. Các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, trung tâm y tế có chức năng điều trị xây dựng kế hoạch, triển khai việc tiếp nhận cán bộ từ các đơn vị tuyến tỉnh; đồng thời, cử cán bộ về hỗ trợ tuyến phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã, ưu tiên những xã miền núi, vùng cao và ven biển, những xã chưa có bác sĩ.

Bên cạnh đó, thường xuyên khảo sát, đánh giá tình hình, thực trạng các chuyên ngành, chuyên khoa của các đơn vị, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh. Tăng cường hoạt động giám sát, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ đi luân phiên, bảo đảm tính hiệu quả của Đề án; tổ chức các hoạt động giao ban định kỳ, sơ kết, tổng kết theo kế hoạch.

Tăng cường học tập và trao đổi kinh nghiệm

Trên cơ sở triển khai Đề án, đoàn công tác của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình do Giám đốc Bệnh viện, BSCKII Phạm Văn Dậu làm Trưởng đoàn đã tham quan và trao đổi kinh nghiệm tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

BSCKII Phạm Văn Dậu cho biết, ngay từ khi thành lập năm 2010 đến nay, Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình đã nhận được sự hỗ trợ từ Bệnh viện Nhi Trung ương về chuyên ngành nhi khoa qua các đề án/dự án/chương trình như Chỉ đạo tuyến - 1816, Bệnh viện vệ tinh, Dự án Norred…

Cùng với việc cử các chuyên gia đầu ngành về hướng dẫn, đào tạo "cầm tay chỉ việc", Bệnh viện Nhi Trung ương còn tiếp nhận nhiều lượt bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình đến học tập, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, xử trí những ca bệnh khó, phức tạp, tham gia hội chẩn/khám, chữa bệnh từ xa giúp Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khám, chữa bệnh nhi khoa.

Do nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện của trẻ em trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, trong khi số lượng, chất lượng nguồn nhân lực, vật tư, trang thiết bị y tế, hóa chất xét nghiệm, nguồn lực phục vụ công tác chuyên môn và quản trị bệnh viện còn nhiều khó khăn, hạn chế; Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, đồng hành từ Bệnh viện Nhi Trung ương.

"Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện chuyên khoa Nhi tuyến cuối, giữ vai trò đầu ngành nhi khoa trên toàn quốc. Bệnh viện được Bộ Y tế phân công chỉ đạo tuyến cho 28 tỉnh khu vực phía Bắc. Chúng tôi cam kết luôn đồng hành, hỗ trợ tối đa trong các hoạt động đào tạo nhân lực, chuyển giao kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn giúp Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình tối ưu hóa nguồn lực, chuẩn hóa các kỹ thuật từ cơ bản đến chuyên sâu" - Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương PGS.TS. Trần Minh Điển chia sẻ.

Trao đổi về tình hình thực tế tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình, PGS.TS. Trần Minh Điển, TS.BS. Phan Hữu Phúc cùng các chuyên gia của Bệnh viện Nhi Trung ương cùng đề cập, phân tích thực trạng mô hình hoạt động, trang thiết bị y tế, cơ sở hạ tầng, nhu cầu nhân lực… Đồng thời, đề xuất một số giải pháp ưu tiên phù hợp trong ngắn hạn và dài hạn để phát triển các lĩnh vực như hồi sức cấp cứu; sơ sinh; ngoại nhi; gây mê hồi sức; kiểm soát nhiễm khuẩn… từng bước đưa Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình phát triển toàn diện về chuyên môn, quy mô hoạt động, chất lượng nguồn nhân lực.

Với nỗ lực của bệnh viện Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình nói riêng, ngành y tế tỉnh Ninh Bình nói chung, kỳ vọng trong thời gian tới, sẽ có nhiều hoạt động thiết thực được triển khai, giúp nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trên địa bàn tỉnh và vùng lân cận.

Sức khỏe

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm
Sức khỏe

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm

Không chỉ từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm, Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong còn bị trượt thầu do vi phạm về nguồn gốc thực phẩm. Địa điểm chế biến suất ăn bán trú cho học sinh tại nhà xưởng nằm trong Khu chế xuất Tân Thuận.