Mù Cang Chải

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn - sinh kế để giảm nghèo bền vững

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân ở Mù Cang Chải. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng để huyện vùng cao này thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững, quyết tâm đến năm 2025 không còn là huyện nghèo.

Kết hợp chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động

Từ đầu năm đến nay, huyện Mù Cang Chải đã tập trung triển khai đồng bộ kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

Ông Đỗ Công Chúng - Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện cho biết, trong quý I năm 2024, trên địa bàn huyện giải quyết việc làm cho 215 lao động. Trong đó, giải quyết việc làm thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo 29 người, đạt 16,5% kế hoạch, đạt 82,1% so với cùng kỳ. Số lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp 87 người, trong đó có 5 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đạt 21,8% so với kế hoạch, đạt 88,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 46,8%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 23,2%.

Được biết, năm 2024, huyện Mù Cang Chải phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn huyện hết năm 2024 đạt 54,2%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ đạt 25%; giải quyết việc làm cho trên 1.300 lao động. Huyện cũng quyết tâm tuyển mới đào tạo nghề trên 1.010 người. Trong đó, trình độ cao đẳng 80 người, trung cấp 200 người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 730 người. Giải quyết việc làm cho trên 1.300 lao động, trong đó từ phát triển kinh tế, xã hội 821 lao động, từ vay vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm trên 60 lao động, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên 130 lao động, cung ứng lao động đi tỉnh ngoài cho trên 289 lao động.

Giáo dục nghề nghiệp tạo sinh kế, giảm nghèo bền vững -0
Các hội viên phụ nữ xã Dế Xu Phình tham gia lớp học nghề làm nấm rơm. Nguồn: ITN

Để thực hiện mục tiêu này, huyện Mù Cang Chải tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp, việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động; tư vấn việc làm, học nghề, thông tin thị trường lao động bằng nhiều hình thức phù hợp nhằm nâng cao trách nhiệm phối hợp của các cấp, ngành, địa phương trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp; nâng cao nhận thức của người lao động.

Đẩy mạnh tuyển sinh đào tạo nghề, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động. Tăng cường công tác tuyển sinh, đào tạo nghề trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp; chú trọng tuyển sinh nhóm lao động trong độ tuổi từ 15 - 35 tuổi đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; đào tạo các nghề phi nông nghiệp, nhất là các nhóm nghề công nghiệp, cơ khí, kỹ thuật, du lịch, dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

Công tác thông tin thị trường phải đi trước

Về công tác thông tin, địa phương sẽ chỉ đạo các phòng chuyên môn rà soát, xác định nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp để tư vấn nghề nghiệp, định hướng đào tạo và cung ứng nhân lực theo nhu cầu, địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp. Tổ chức cập nhật thông tin thị trường lao động, cung cấp theo định kỳ báo cáo, bản tin thị trường lao động gửi các xã, thị trấn, doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu cung ứng và tuyển dụng lao động, nhu cầu tìm kiếm việc làm.

Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số để tăng khả năng kết nối cung - cầu lao động; tăng cường giao dịch việc làm trực tuyến, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động thông qua hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại cho người lao động, chú trọng lao động khu vực nông thôn, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Huyện cũng tích cực tổ chức các hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm, tư vấn xuất khẩu lao động tại các xã, thị trấn, cho các nhóm đối tượng nhằm đẩy mạnh hoạt động giới thiệu việc làm, tăng số lao động tham gia xuất khẩu lao động, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo nghề.

Tổ chức cung ứng lao động cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện, cung ứng lao động đi làm việc ở ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động, chú trọng xuất khẩu lao động có trình độ chuyên môn, hướng tới các thị trường có thu nhập cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...

 "Chú trọng tạo việc làm đối với lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng việc làm và thu nhập cho người lao động. Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó chú trọng giải quyết việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động; hỗ trợ người lao động tìm việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp góp phần nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện” ông Chúng cho biết thêm..

Đời sống

Người lao động tham gia phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh: Hương Nha
Đời sống

Hà Nội triển khai các giải pháp kết nối việc làm hiệu quả

Thực hiện chỉ đạo của Sở Nội vụ Hà Nội, nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, giải pháp hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp và người lao động, chú trọng đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động thông qua tổ chức các phiên GDVL định kỳ trên hệ thống sàn GDVL Hà Nội.

Khánh thành công trình Hồ chứa nước Krông Pách Thượng
Xã hội

Khánh thành công trình Hồ chứa nước Krông Pách Thượng

Sáng 19.4, cùng với hơn 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia được đồng loạt khởi công, khánh thành tại hơn 80 điểm cầu trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam với tổng mức đầu tư gần 450.000 tỷ đồng, Lễ khánh thành công trình Hồ chứa nước Krông Pách Thượng (tỉnh Đắk Lắk) đã được tổ chức trọng thể.

Bài cuối: Những người lính lặng lẽ viết tiếp trang sử bằng công nghệ và trái tim
Đời sống

Bài cuối: Những người lính lặng lẽ viết tiếp trang sử bằng công nghệ và trái tim

Trong những ngày đêm miệt mài cùng đồng đội, các cán bộ chiến sĩ Công an các xã thu thập từng mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ, Trung tá Nguyễn Thị Lệ Thúy, Đội trưởng Đội 1, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (TTXH), Công an tỉnh Hà Nam, thấu hiểu sâu sắc hơn bao giờ hết ý nghĩa công việc mình đang làm. Họ là những người chiến sĩ kiên nhẫn, tận tình ngồi kế bên những Mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân các anh hùng liệt sĩ, hướng dẫn từng thao tác kê khai thông tin trực tuyến, lắng nghe những câu chuyện đong đầy nước mắt và nỗi mong mỏi suốt đời tìm lại tên người thân đã hy sinh vì Tổ quốc.

Trình Chủ tịch nước tặng quà người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Xã hội

Trình Chủ tịch nước tặng quà người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 3295/VPCP-KGVX ngày 17.4.2025 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về việc trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 80 năm Ngày thành lập nước.

Tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư
Đời sống

Tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư

Ngày 18.4, quận Ba Đình tổ chức tập huấn triển khai thực hiện cao điểm tuyên truyền, hướng dẫn an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở, khu dân cư trên địa bàn. Buổi tập huấn diễn ra theo phương thức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu phường trên địa bàn quận.

Hơn 22 tỷ đồng ủng hộ Quỹ hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam
Đời sống

Hơn 22 tỷ đồng ủng hộ Quỹ hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam

Ngày 18.4 hàng năm được chọn là Ngày Người khuyết tật Việt Nam, không chỉ để nhắc nhở toàn xã hội nâng cao ý thức trong việc tham gia hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật (NKT) mà còn là sự thừa nhận về khả năng đóng góp cho xã hội của NKT. Tính đến ngày 17.4, Trung ương Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi (TMC) Việt Nam đã ghi nhận 22 tỷ đồng cho phong trào ý nghĩa này.

Vietcombank: Cho vay ứng trước dành cho người lao động theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP
Đời sống

Vietcombank: Cho vay ứng trước dành cho người lao động theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP

Từ ngày 16.4, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) triển khai cho vay ứng trước giai đoạn chuyển đổi dành cho người lao động theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31.12.2024 của Chính phủ. Sản phẩm mang đến giải pháp tài chính thiết thực, đồng hành cùng khách hàng vững tâm bước vào giai đoạn mới và tiếp tục phát triển.

Bài 1: Tiếng vọng từ quá khứ đến hiện tại
Đời sống

Bài 1: Tiếng vọng từ quá khứ đến hiện tại

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày chiến tranh lùi xa, nhưng những vết thương âm ỉ vẫn còn đó, lặng lẽ ăn sâu vào ký ức của hàng nghìn gia đình thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính tại tỉnh Hà Nam. Trong những ngày tháng Tư lịch sử của đất nước, công an tỉnh Hà Nam tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thu nhận mẫu sinh phẩm ADN để xác định danh tính liệt sĩ.

Lễ chào cờ trên đảo Trường Sa Lớn.
Xã hội

50 năm Giải phóng Trường Sa - Thành trì bất khuất giữa biển Đông

Cùng với 5 cánh quân trên bộ thần tốc tiến về Sài Gòn thì một cánh quân âm thầm vượt biển giải phóng các quần đảo ở Trường Sa. Ngày lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên các đảo Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca... cũng là ngày đất nước thống nhất, giang sơn, biển trời thu về một mối. 50 năm trôi qua, không khí oai hùng của những ngày tháng 4 lịch sử dội về trên những con sóng, vỗ về bờ cõi phía Đông của tổ quốc. Nối tiếp thế hệ cha anh, những người lính Trường Sa hôm nay vẫn kiên cường bám đảo, giữ vững từng tấc đất, biển trời thiêng liêng của Tổ quốc. Họ như những cây phong ba vững vàng trước sóng, gió, bão bùng.

Tuổi trẻ Công an Đắk Nông chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
Đời sống

Tuổi trẻ Công an Đắk Nông chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với tinh thần "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", tuổi trẻ Công an tỉnh Đắk Nông đã không quản ngại nắng, mưa tích cực phối hợp chính quyền địa phương hỗ trợ ngày công, đồng hành cùng người dân xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà, góp phần chung tay cùng cả nước thực hiện hiệu quả chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới
Xã hội

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, thanh niên cả nước đã tổ chức tập huấn về nông thôn mới cho gần 60 nghìn lượt cán bộ Đoàn và bạn trẻ; trồng mới hơn 82 triệu cây xanh, sửa chữa hơn 80.000km đường giao thông nông thôn, triển khai gần 9.000km tuyến “thắp sáng đường quê”, xây mới gần 1.500 cầu; hỗ trợ vốn vay, kỹ thuật hơn 6.200 mô hình kinh tế cho thanh niên...

Hà Tĩnh: Thực hiện tốt công tác giới thiệu việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp
Đời sống

Hà Tĩnh: Thực hiện tốt công tác giới thiệu việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thông tin từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh cho biết, nhờ thực hiện tốt công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp nên đã góp phần duy trì việc làm, ổn định sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.