Hội thảo Văn hóa 2024: “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”

Đánh giá đúng thực trạng, đề xuất trúng giải pháp

Thời gian qua, nhiều chủ trương, chính sách đã được ban hành, nhiều nguồn lực được ưu tiên để củng cố, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao. Tuy vậy, việc đầu tư, quản lý, khai thác và sử dụng các thiết chế này còn nhiều vướng mắc, bất cập cần được nghiên cứu, tháo gỡ. Đó là một trong những lý do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa 2024 chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.

Thiết chế văn hóa, thể thao có vị trí đặc biệt quan trọng trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam; phản ánh diện mạo văn hóa của cộng đồng, quốc gia, chất lượng cuộc sống, nhu cầu hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần của Nhân dân, cũng như tài nghệ sáng tạo của chủ thể văn hóa. Thiết chế văn hóa, thể thao không đơn thuần là những công trình vật chất cụ thể mà bao hàm trong đó là hệ thống cơ chế, chính sách vận hành; đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý, tổ chức, nguồn lực tài chính và các chủ thể hoạt động...

Nếu soi chiếu theo vị trí, vai trò, chức năng như vậy, thì việc đầu tư, quản lý, khai thác và sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao hiện nay còn nhiều vấn đề phải bàn. Điều này phần nào được phản ánh qua chuyên đề giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục năm 2023 và phiên giải trình “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về xây dựng, quản lý và sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao giai đoạn 2013 - 2023” đầu năm 2024.

Nhiều nhưng vẫn thiếu

Tính đến hết tháng 3.2023, cả nước có 66 thiết chế văn hóa cấp tỉnh (Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Văn hóa nghệ thuật, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh...); 689/705 quận, huyện có Trung tâm Văn hóa - Thể thao hoặc Nhà văn hóa, đạt tỷ lệ khoảng 97,7%; 8.207/10.598 xã, phường, thị trấn có Trung tâm Văn hóa - Thể thao, đạt tỷ lệ 77,4%, trong đó có 5.625 đạt chuẩn (tỷ lệ 53%); 69.070/90.508 làng, thôn, bản, ấp… có Nhà văn hóa, đạt tỷ lệ khoảng 76,3%, trong đó có 44.836 đạt chuẩn (tỷ lệ 49,5%).

Đến nay, 42/63 địa phương đã dành quỹ đất cho việc xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; đồng thời, đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo các thiết chế hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí và học tập của Nhân dân.

Phiên giải trình “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về xây dựng, quản lý và sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao giai đoạn 2013 - 2023” được tổ chức đầu năm 2024 - Ảnh: Nghĩa Đức
Phiên giải trình “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về xây dựng, quản lý và sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao giai đoạn 2013 - 2023” được tổ chức đầu năm 2024. Ảnh: Nghĩa Đức

Ngành văn hóa, thể thao và du lịch đang quản lý gần 600 công trình đủ tiêu chuẩn thi đấu thể thao cấp quốc gia và quốc tế; 371 sân vận động có khán đài; 222 nhà thi đấu có khán đài đủ tiêu chuẩn cấp quốc gia; 69 bể bơi có khán đài đủ tiêu chuẩn thi đấu cấp quốc gia, 11.923 cụm sân thể thao khác, như trường bắn, sân quần vợt, công trình tổ chức thi đấu theo từng môn thể thao. Các công trình thể dục, thể thao cấp tỉnh, huyện quản lý gồm có: 627 sân điền kinh; 10.101 nhà tập; 4.110 sân bóng đá 11 người; 3.270 sân vận động không có khán đài, 2.850 sân bóng rổ, 29.012 sân cầu lông và đá cầu, 4.843 sân quần vợt; 306 bể bơi có kích thước dưới 25 x 50m, 766 bể bơi 25m3; 997 bể bơi dưới 25m3, 1.510 bể bơi lắp ghép, 176 bể bơi trong nhà.

Ngoài ra còn hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao thuộc quản lý của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Cung, Nhà Thiếu nhi, Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi…); của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (tại các khu công nghiệp, khu chế xuất); các bộ, ngành, đoàn thể và lực lượng vũ trang; các thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa...

Nghe thì có vẻ nhiều nhưng vẫn còn thiếu. Ngay ở cấp Trung ương, một số thiết chế văn hóa diện tích chưa đạt chuẩn, cơ sở vật chất, trang thiết bị xuống cấp, lạc hậu, không đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng và xu hướng phát triển của thời đại, như 4 bảo tàng quốc gia, rạp xiếc Trung ương, cơ sở biểu diễn của các đơn vị nghệ thuật… Thậm chí, Nhà hát Nhạc, Vũ kịch Việt Nam; Nhà hát Cải lương Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam chưa có cơ sở biểu diễn.

Ở cấp địa phương, một số Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh chưa bảo đảm tiêu chuẩn về diện tích, quy mô; chưa phù hợp về công năng sử dụng, kiểu dáng do xây dựng từ giai đoạn trước, không có các phòng chức năng để tập luyện, biểu diễn và tổ chức các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều thôn, ấp, tổ dân phố, chủ yếu tận dụng trụ sở Ban Quản lý, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc một số thiết chế của đình, chùa, nhà dân đóng trên địa bàn hoặc sử dụng chung hội trường với khu phố liền kề làm điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, không bảo đảm diện tích, thiếu trang thiết bị và các công trình phụ kèm theo.

Bảo đảm nguồn lực, chất lượng và hiệu quả hoạt động

Các thiết chế văn hóa, cả Trung ương và địa phương, sau một thời gian chuyển đổi cơ chế đã từng bước đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động. Một số đơn vị năng động, sáng tạo đã phát huy được thế mạnh hoạt động về văn hóa, thể thao dựa trên điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị được Nhà nước đầu tư, phát huy tính tự chủ. Tuy vậy, nhìn chung chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhiều thiết chế văn hóa, thể thao còn hạn chế, chưa thu hút được người dân.

Nội dung, phương thức hoạt động của nhiều thiết chế chưa đa dạng, phong phú. Tình trạng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở bị đóng cửa, dừng hoạt động xảy ra ở nhiều nơi. Một số địa phương có hiện tượng sử dụng thiết chế văn hóa, thiết chế thể thao không đúng công năng, không đúng mục đích. Nhiều địa phương chưa có quy chế quản lý, khai thác và tổ chức hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã, Nhà văn hóa - Khu thể thao ở thôn và tương đương…

Thực trạng này có nguyên nhân từ việc kinh phí đầu tư cho xây dựng cũng như duy trì hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao manh mún và nhỏ giọt. Qua báo cáo của các bộ và địa phương cho thấy, vốn đầu tư từ nguồn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương cho địa phương bố trí cho các dự án xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao rất thấp, giai đoạn 2014 - 2015 chỉ có 49 tỷ đồng trên tổng số kế hoạch vốn đầu tư ngân sách trung ương cho ngành văn hóa thể thao là 1.320 tỷ đồng, chiếm 3,7%; giai đoạn 2016 - 2020 gần 153/2.458 tỷ đồng, chiếm 6,2%; giai đoạn 2021 - 2025 là 408/6.683 tỷ đồng, chiếm 6,1%. Vốn hỗ trợ qua các chương trình mục tiêu quốc gia cũng vậy, như Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, vốn sự nghiệp ngân sách nhà nước chi cho các nội dung thành phần có liên quan đến xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở (huyện, xã, thôn) chỉ là 5,2 tỷ đồng. Tình trạng bố trí vốn hạn hẹp cũng diễn ra ở các địa phương theo phân cấp quản lý về ngân sách nhà nước...

Hội thảo Văn hóa 2024 nhằm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và tiếp nối Hội thảo Văn hóa 2022. Nếu như Hội thảo Văn hóa 2022 chủ đề về văn hóa nói chung (Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa), thì hội thảo năm nay tập trung vào một vấn đề nóng đang được thực tiễn đặt ra, đó là Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao. Chủ đề này càng ý nghĩa hơn khi đặt trong bối cảnh Chính phủ đang xây dựng và chuẩn bị trình Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, trong đó có nội dung quan trọng là hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ Trung ương đến cơ sở. 

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh kỳ vọng, Hội thảo sẽ đem đến bức tranh toàn cảnh về thiết chế văn hóa, thể thao hiện nay; nhìn nhận đúng vai trò, vị trí; đánh giá chính xác, khách quan, toàn diện thực trạng; rà soát khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, nguồn lực... "Từ đó, đề xuất giải pháp để đầu tư, quản lý, khai thác và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của Nhân dân. Đồng thời, có thể xây dựng được một số công trình tiêu biểu mang tính biểu tượng của thời đại Hồ Chí Minh, hình thành và lan tỏa sức mạnh dân tộc từ các thiết chế này".

Văn hóa

Gia đình phải thực sự là tổ ấm để trẻ em được phát triển, người già được chăm sóc, nuôi dưỡng. Nguồn: baodantoc.vn
Văn hóa - Thể thao

Xây dựng gia đình văn hóa thực chất, không chạy theo thành tích

PGS.TS ĐẶNG THỊ HOA, Viện trưởng Viện Tâm lý học, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho rằng, trong bối cảnh đời sống hiện đại, định hướng xây dựng gia đình văn hóa có những điểm phải thay đổi, cập nhật. Các gia đình văn hóa được công nhận và vinh danh phải là những gia đình thực sự tiêu biểu.

Toàn cảnh hội thảo
Văn hóa

Thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh

Ngày 21.12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Tìm hiểu Tết, thêm yêu tiếng Việt
Văn hóa - Thể thao

Tìm hiểu Tết, thêm yêu tiếng Việt

“Tết là nhất - 100 từ vựng đầu đời” là cuốn sách từ vựng chủ đề ngày Tết được sáng tác bởi tác giả Thư Nhiên và minh họa bởi họa sĩ Thùy Cốm, mới được Crabit Kidbooks và Nhà xuất bản Hà Nội ra mắt, hứa hẹn sẽ là món quà năm mới ý nghĩa với trẻ nhỏ.

Cuộc gặp gỡ nghệ thuật đa màu sắc
Văn hóa - Thể thao

Cuộc gặp gỡ nghệ thuật đa màu sắc

Từ nét vẽ tinh tế trên giấy dó, đến những mảng màu rực rỡ, mang đậm nét văn hóa dân gian… mỗi tác phẩm như một câu chuyện riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân, đồng thời tạo nên một tổng thể hài hòa và giàu cảm xúc.

Từ khi thành lập, Quân đội ta luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân
Văn hóa

Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Quân đội ta là quân đội nhân dân. Nghĩa là con em ruột thịt của Nhân dân. Đánh giặc để tranh lại độc lập, thống nhất cho Tổ quốc, để bảo vệ tự do, hạnh phúc của Nhân dân. Ngoài lợi ích của Nhân dân, quân đội ta không có lợi ích nào khác”.

Nghệ sĩ tài năng, hào hoa - nhà lãnh đạo văn nghệ thông tuệ, xuất sắc
Văn hóa - Thể thao

Nghệ sĩ tài năng, hào hoa - nhà lãnh đạo văn nghệ thông tuệ, xuất sắc

PGS. TS. Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương

Nguyễn Đình Thi là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền văn hóa, văn nghệ Việt Nam hiện đại, nổi trội ở sự thông tuệ, đa tài, xuất sắc, đặc sắc ở nhiều lĩnh vực, cả sáng tạo văn hóa và lãnh đạo văn hóa.

Phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Văn hóa - Thể thao

Phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 18.12, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng), Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).