Đắk Nông: Học sinh vùng cao vui sướng khi lần đầu được chạm vào bàn phím máy tính

Hơn 300 học sinh điểm trường bản Đoàn Kết, xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đã vỡ òa vui sướng khi được trang bị phòng máy vi tính để học tập, thực hành tin học. Đây cũng là lần đầu tiên các em được chạm vào bàn phím.

Đắk Nông: Nhiều điểm trường vùng cao, vùng sâu tha thiết tìm máy vi tính cũ cho học sinh thực hành -0
Những chiếc máy tính cũ còn sử dụng tốt được lắp đặt tại điểm trường bản Đoàn Kết gồm Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Vừ A Dính, huyện Tuy Đức. Ảnh: Quang Phương.

Ngày 21.3, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Đắk Nông, Phòng GD-ĐT huyện Tuy Đức, Đắk R'lấp cùng PV Báo Đại biểu Nhân dân, đại diện Trường Cao đẳng Bách khoa Sài Gòn mang dàn máy tính bàn đến trao tặng, lắp đặt tại điểm trường bản Đoàn Kết (xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức). Đây là một điểm trường của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Vừ A Dính nằm cách thị trấn Kiến Đức (huyện Đắk R'lấp) khoảng hơn 50km. 

Trường Cao đẳng Bách khoa Sài Gòn cùng một số mạnh thường quân đã trao tặng 10 bộ máy tính bàn, 100 thùng mì tôm đến các em học sinh tại huyện Tuy Đức.

Thầy Trần Trọng Khánh, Hiệu trưởng trường, cho hay: "Điểm trường có hơn 300 học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở là con em đồng bào người Mông đang theo học. Điểm trường có xây dựng một phòng vi tính nhưng lâu nay chưa có máy, do vậy môn tin học các em chỉ học lý thuyết, không có máy để thực hành".

Anh Tráng A Dơ, Trưởng bản Đoàn Kết vui mừng, chia sẻ: “Lâu nay các cháu chưa biết máy vi tính là gì. Giờ có phòng máy rồi sẽ giúp ích rất nhiều cho việc thực hành của các em học sinh".

Đắk Nông: Học sinh vùng cao vỡ òa vui sướng khi lần đầu được tiếp xúc máy vi tính
Nụ cười rạng rỡ của các em học sinh khi lần đầu được tiếp xúc với máy vi tính. Ảnh: Quang Phương.
Đắk Nông: Nhiều điểm trường vùng cao, vùng sâu tha thiết tìm máy vi tính cũ cho học sinh thực hành -0
Lần đầu tiếp xúc với máy vi tính, nhiều em học sinh còn bỡ ngỡ, chưa biết sử dụng bàn phím. Ảnh: Quang Phương.

Sau khi lắp đặt máy vi tính, một số em học sinh được thầy cô chọn cho “test” thử. Ngồi trước màn hình, nhiều em còn bỡ ngỡ nhưng nét mặt luôn rạng ngời, đôi bàn tay “lóng ngóng”, run run khi chạm vào bàn phím...

Chứng kiến học sinh lần đầu được tiếp xúc máy vi tính, Thạc sĩ Nguyễn Văn Minh Tiến, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bách khoa Sài Gòn không khỏi xúc động chia sẻ: “Mong rằng thời gian tới sẽ có thêm nhiều đơn vị tài trợ máy vi tính cho các điểm trường vùng cao, vùng sâu để các em có cơ hội thực hành tin học. Đây là cơ sở, nền tảng đầu tiên giúp các em tiếp cận công nghệ và quan trọng hơn là thay đổi nhận thức, chuyên tâm học hành, sau này trở thành những người con tri thức cùng xây dựng bản, làng”.

Đắk Nông: Nhiều điểm trường vùng cao, vùng sâu tha thiết tìm máy vi tính cũ cho học sinh thực hành -0
Tiến sĩ Phan Thanh Hải (ngoài cùng bên phải) - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Nông hướng dẫn các em học sinh sử dụng máy tính. Ảnh: Quang Phương.

Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Nông cho biết: "Tại các điểm trường ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh còn rất nhiều khó khăn, nhất là vấn đề về công nghệ thông tin, hệ thống máy vi tính. Phần lớn các điểm trường này là nơi con em đồng bào dân tộc thiểu số học tập, nhiều điểm trường hiện nay chưa có máy nào, đó là sự thiếu thốn, thiệt thòi rất lớn đối với các em. Chúng tôi luôn mong được tiếp nhận tất cả các máy vi tính từ các đơn vị, mạnh thường quân để trang bị cho các em học sinh có được môi trường học tập tốt hơn".

Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…