Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi hơn 6.500 thí sinh vì phải dừng thi Đánh giá tư duy do lỗi hệ thống dữ liệu

Đợt thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội chiều 28.4 xảy ra lỗi hệ thống khiến hơn 6.500 thí sinh không làm được bài, phải huỷ toàn bộ bài thi.

Mạng xã hội xuất hiện một số bài viết của thí sinh, người nhà thí sinh phản ánh về việc thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức chiều 28.4 nhưng bị hủy kết quả.

Các bài viết đều bày tỏ bức xúc vì việc hủy kết quả thi sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của thí sinh, đồng thời khiến các em và gia đình mất thời gian, tiền bạc vì nhiều thí sinh phải đi xa mới có thể đến điểm thi.

Theo phản ánh của các thí sinh ở nhiều điểm thi chiều 28.4, thời gian thi đã lùi xuống khoảng 1 tiếng so với kế hoạch. Sau đó, thí sinh làm bài bình thường. Tuy nhiên, khi chuyển sang phần thi Tư duy Đọc hiểu, hệ thống bị lỗi khiến thí sinh không thể làm bài. Đến 17h, toàn bộ thí sinh phải dừng bài thi.

Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi hơn 6.500 thí sinh vì phải dừng thi Đánh giá tư duy do lỗi hệ thống dữ liệu -0
Thí sinh dự thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức

Đại học Bách khoa Hà Nội sau đó đã có email gửi thí sinh kỳ thi đánh giá tư duy năm 2024 đợt 4, kíp chiều 28.4 để thông báo về sự cố, đưa ra lời xin lỗi và giải pháp để thí sinh lựa chọn nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các em.

Theo đó, Hội đồng thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 cho biết sau khi phân tích kỹ lưỡng tình hình, Hội đồng thi đã quyết định sẽ tổ chức thi bù cho các thí sinh đã không thể hoàn thành bài thi trong kíp thi chiều 28.4 vào ngày Chủ nhật, 19.5.

Các thí sinh đã không thể hoàn thành bài thi trong kíp thi chiều 28.4 sẽ được ưu tiên đăng ký dự thi miễn phí một lần trong đợt 5 hoặc đợt 6 diễn ra vào các ngày 8-9.6 và 15-16.6 theo nhu cầu.

Các thí sinh không thể bố trí được thời gian tham dự thi bù vào ngày 19.5, Hội đồng thi sẽ hoàn trả lại phần lệ phí dự thi mà các em đã đóng.

Trả lời báo chí về sự cố kỹ thuật nói trên, PGS.TS Vũ Duy Hải, Trưởng Ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, trong 2 ngày 27-28.4, đơn vị này tổ chức bài thi đánh giá tư duy với quy mô gần 14.000 thí sinh đăng ký dự thi tại 29 điểm thi.

Trong buổi sáng 28.4, hơn 7.000 thí sinh làm bài bình thường, toàn bộ kết quả thi của thí sinh đã được ghi nhận trên hệ thống. Mặc dù có một số thí sinh bị lỗi mở đề phần thi Tư duy Toán học và bị chậm vài phút, nhưng vẫn nằm trong khung phạm vi thời gian cho phép của phần thi nên sẽ không ảnh hưởng tới kết quả.

Tuy nhiên, trong kíp thi buổi chiều 28.4, bộ phận kỹ thuật đã phát hiện hệ thống nền tảng thi có dấu hiệu thiếu ổn định từ 40 phút trước khi diễn ra bài thi. Vì thế, ban chỉ đạo thi đã quyết định lùi thời gian bắt đầu thi 60 phút để kiểm tra lại hệ thống và đã cho mở lại thời gian vào thi lúc 15h30. 

Phần thi Tư duy Toán học diễn ra bình thường, sau đó chuyển sang phần thi Tư duy Đọc hiểu, hệ thống lại có dấu hiệu mất ổn định. Các dịch vụ đồng bộ dữ liệu bị gián đoạn, bài làm của thí sinh không được cập nhật dẫn đến thí sinh không thể tiếp tục hoàn thành bài thi. Do đó, Ban chỉ đạo thi cho dừng bài thi vào lúc 5 giờ chiều.

Bộ phận kỹ thuật sau đó đã xác định nguyên nhân lỗi là do tài nguyên server của hệ thống nền tảng thi bị quá tải do một số chức năng mới được đưa vào sử dụng để tổng hợp dữ liệu trợ giúp giám thị sàng lọc và phát hiện nguy cơ gian lận thi cử.

Chức năng này xảy ra lỗi và chiếm dụng các tài nguyên của hệ thống, từ đó tạo hiệu ứng dây chuyền làm treo hệ thống thi.

“Nhà trường rất lấy làm tiếc và gửi lời xin lỗi chân thành tới thí sinh, phụ huynh, mong nhận được sự cảm thông, chia sẻ cho sự cố lần này”, đại diện Đại học Bách Khoa Hà Nội nói.

Đại học Bách khoa Hà Nội đồng thời cho biết trong các đợt thi tiếp theo, nhà trường cùng các đối tác công nghệ cam kết sẽ thực hiện khâu kiểm soát kỹ thuật chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo không để xảy ra các sự cố tương tự.

Kỳ thi đánh giá tư duy 2024 của Đại học Bách khoa Hà Nội được tổ chức thành 6 đợt thi bằng hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính. Thí sinh sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả thi có giá trị trong 2 năm để đăng ký xét tuyển và các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước có nhu cầu.

Bài thi gồm ba phần thi: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy khoa học/Giải quyết vấn đề (60 phút). Đây là ba phần thi độc lập, câu hỏi thi sẽ tập trung vào đánh giá năng lực tư duy của thí sinh trong mỗi phần thi, không đi vào kiểm tra kiến thức của môn học nào.

Tính đến tháng 2.2024, đã có 36 trường đại học công bố sử dụng kết quả bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội để xét tuyển.

Được biết, Đại học Bách khoa Hà Nội sử dụng nền tảng của Công ty Hệ thống thông tin FPT sau nhiều lần kiểm nghiệm, tổ chức thi thử. Đại học Bách khoa Hà Nội cùng Công ty Hệ thống thông tin FPT nghiên cứu ứng dụng công nghệ Big data, AI, Cloud để hỗ trợ xây dựng đề thi theo lý thuyết khảo thí hiện đại. Việc này cũng cho phép số hóa toàn quy trình từ khâu xây dựng ngân hàng câu hỏi, thử nghiệm câu hỏi, phối hợp với các cơ sở khảo thí độc lập để tổ chức thi theo quy trình khép kín.

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.