Đã có trên 551.000 thí sinh nhập học đại học đợt 1 năm 2024, đạt tỉ lệ 81,87%

Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, tính đến ngày 28.8, đã có 551.479 thí sinh xác nhận nhập học đại học đợt 1 năm 2024, đạt tỉ lệ 81,87%, tăng hơn so với năm 2023. 

    Con số thống kê xác nhận nhập học đợt 1 vào đại học năm 2024 như sau: 

ảnh chụp màn hình 2024-08-28 lúc 08.00.14.png -0
(Nguồn Bộ GD-ĐT)

Bắt đầu nhận xét tuyển bổ sung đại học

Từ ngày 28.8.2024 đến tháng 12.2024, thí sinh có nhu cầu xét tuyển các đợt bổ sung của các trường đại học, học viện, thực hiện theo đề án tuyển sinh (ĐATS) được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh của các trường đại học, học viện (nếu các trường xét tuyển bổ sung).

Bộ GD-ĐT quy định, thí sinh đã trúng tuyển và đã xác nhận nhập học không được xét tuyển bổ sung, trừ các trường hợp được thủ trưởng các trường đại học, học viện cho phép không nhập học

Thí sinh nộp minh chứng xét tuyển tại các trường đại học, học viện (theo hướng dẫn về thời gian, địa điểm của các trường). Thí sinh xét tuyển có môn năng khiếu, sử dụng điểm năng khiếu của các trường đại học, học viện khác để xét tuyển, phải liên hệ với các trường đại học, học viện để đăng ký dự thi, đến thi, hoặc nộp điểm thi năng khiếu. 

Thí sinh nhập học vào Trường Đại học Phenikaa
Thí sinh nhập học vào Trường Đại học Phenikaa

Xử lý các trường đại học tuyển vượt chỉ tiêu

Bộ GD-ĐT yêu cầu, các trường đại học, học viện phải có biện pháp kiểm soát các điều kiện sơ tuyển, điều kiện phụ trong tuyển sinh, không để xẩy ra tình trạng thí sinh đã trúng tuyển nhưng bị loại khi nhập học do: không đủ điều kiện sơ tuyển, điều kiện phụ, điều kiện sức khoẻ, không đảm bảo yêu cầu về lý lịch để học tập; chịu trách nhiệm chủ động giải quyết và phối hợp với các các trường đại học, học viện liên quan để giải quyết các trường hợp ngoại lệ, trường hợp rủi ro cho thí sinh, và cam kết trách nhiệm của các trường đại học, học viện. 

Các các trường đại học, học viện tự chủ trong công tác tuyển sinh và phải chịu trách nhiệm trong việc xác định chỉ tiêu, xác định điểm trúng tuyển vào các ngành/nhóm ngành đào tạo của trường đại học, học viện. 

Nếu các trường đại học, học viện xác định danh sách trúng tuyển dự kiến không sát với thực tế dẫn đến tuyển vượt chỉ tiêu đã đăng ký thì các trường đại học, học viện và cá nhân liên quan hoàn toàn chịu trách nhiệm và sẽ bị xử lý theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.

Những các trường đại học, học viện tuyển không đủ chỉ tiêu trong đợt 1 có thể tiếp tục xét tuyển các đợt bổ sung.

Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc
Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc

Tại hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 tổ chức trong hai ngày 23 - 24.11, Anh hùng Lao động Thái Hương bày tỏ mong muốn có sự thấu hiểu và vào cuộc của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng cho sự nghiệp trồng người nhằm mang lại hạnh phúc đích thực cho con trẻ trong hành trình học tập.

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.