Cuộc thi Piano Quốc tế sẽ được tổ chức định kỳ?

Tuy Việt Nam không giành các giải thưởng cao nhất tại Cuộc thi Piano Quốc tế lần thứ nhất, Hà Nội - 2010, nhưng sự kiện này đã đánh dấu sự trưởng thành và hội nhập quốc tế của âm nhạc Việt Nam. Các nhà tổ chức hy vọng cuộc thi sẽ diễn ra định kỳ 2 năm/lần nhằm tạo cơ hội cọ xát, rèn luyện bản lĩnh sân khấu cho các tài năng âm nhạc của Việt Nam, đồng thời góp phần đưa âm nhạc cổ điển thế giới đến với công chúng nước nhà.

Cuộc thi Piano Quốc tế lần thứ nhất diễn ra tại Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Hà Nội, với 3 vòng, theo tiêu chuẩn của các cuộc thi quốc tế. Đặc biệt, kỷ niệm 200 năm ngày sinh của nhạc sỹ piano thiên tài người Ba Lan, 50% bản nhạc được sử dụng trong cuộc thi là của Frederik Chopin. Điều này cũng cho thấy độ khó của chương trình thi, bởi để biểu diễn các bản nhạc này, thí sinh không chỉ cần kỹ thuật tốt mà còn phải có khả năng biểu đạt đúng tinh thần âm nhạc Chopin. Tầm vóc quốc tế của cuộc thi còn được khẳng định bởi Hội đồng giám khảo gồm các giáo sư, nhà sư phạm, nghệ sỹ biểu diễn, đại diện cho các trường phái khác nhau đến từ Pháp, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia...

Theo Phó trưởng ban Phụ trách chuyên môn Gs Trần Thu Hà, cuộc thi tương đối thành công, bởi ngoài phần đông thí sinh Việt Nam, còn có thí sinh từ các nước trong khu vực và những nước có thế mạnh về âm nhạc cổ điển phương Tây ở châu Á. Dù số lượng thí sinh không nhiều, nhưng chất lượng có chọn lọc. Qua cuộc thi, thí sinh Việt Nam được cọ xát, giao lưu và hội nhập với thế giới, ở mức độ khác nhau. Đặc biệt, bảng C quy tụ các thí sinh từng đoạt nhiều giải thưởng quốc tế. Bảng thi này dành cho lứa tuổi trưởng thành, là nghệ sỹ thực thụ, với các tiêu chí không chỉ về mặt cảm thụ âm nhạc, hiểu tác phẩm và xử lý mà còn đòi hỏi kỹ thuật trình diễn cao, nắm bắt khối lượng tác phẩm lớn... Các thí sinh Việt Nam cần có nhiều cuộc thi như vậy để học hỏi và rèn luyện sức bền, bản lĩnh trên sân khấu, đặc biệt kinh nghiệm biểu diễn cùng dàn nhạc.

Hẳn nhiều người vẫn còn nhớ cuộc thi Coucour mùa thu lần thứ nhất tại Việt Nam năm 1990, dành cho piano và violin, mở đầu cho các cuộc thi âm nhạc với quy mô quốc gia được tổ chức sau đó. Đến năm 1997, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VH, TT và DL) chủ trương tổ chức concour quốc tế trong khu vực, và đã gửi giấy mời một số thí sinh nước ngoài tham dự, nhưng cuộc thi không thể diễn ra do quá ít thí sinh đăng ký. Dù vậy, ý tưởng tổ chức một cuộc thi âm nhạc quốc tế tại Việt Nam đã được định hình từ đó.

Giám đốc Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi Piano Quốc tế Hà Nội 2010 Ngô Văn Thành chia sẻ: cuộc thi âm nhạc quốc tế đầu tiên được dành cho piano, bởi đây là lĩnh vực “đi trước” trong nghệ thuật biểu diễn nhạc cụ phương Tây tại Việt Nam. Cách đây 30 năm, khi đất nước còn nhiều khó khăn, nghệ sỹ Đặng Thái Sơn đã gây ngạc nhiên cho thế giới khi là người châu Á đầu tiên đoạt giải F.Chopin tại Warszawa (Ba Lan) - cuộc thi piano quốc tế có uy tín và chuyên nghiệp tổ chức 4 năm một lần. Từ đó đến nay, Việt Nam đã đào tạo được nhiều tài năng âm nhạc, trong đó có nhiều tài năng trẻ piano. Thành tích của học sinh Việt Nam trong các cuộc thi trong nước, quốc tế những năm qua đã thúc đẩy Học viện tổ chức Cuộc thi Piano quốc tế lần thứ nhất. Hơn nữa, thời gian gần đây ở châu Á, không chỉ những nước có thế mạnh về âm nhạc cổ điển như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc mà một số nước khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia... cũng đã tổ chức thành công nhiều cuộc thi quốc tế.

Giám khảo Nhật Bản Gs Teruko Hakuta nhận xét: “Đây là lần đầu tiên một cuộc thi âm nhạc thế giới diễn ra tại Việt Nam, nhưng khâu tổ chức rất tốt. Hy vọng, Việt Nam sẽ tổ chức cuộc thi này trong những năm tới với chất lượng cao hơn. Từ lâu tôi đã biết các tài năng piano trẻ của Việt Nam, nhưng qua cuộc thi, tôi thấy trình độ của họ đã được nâng lên rõ rệt. Đó là sự cố gắng không ngừng của cả thầy và trò”.

Với thế mạnh về âm nhạc cổ điển so với khu vực, cùng điều kiện cơ sở vật chất, Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức Cuộc thi Piano Quốc tế 2 năm/lần, nhằm phát hiện, hỗ trợ các tài năng âm nhạc trẻ góp phần đưa âm nhạc cổ điển thế giới đến với công chúng yêu âm nhạc Việt Nam.

“Một concour quốc tế đòi hỏi thời gian chuẩn bị tối thiểu từ 9 tháng đến 1 năm, bình thường là năm rưỡi đến 2 năm nhưng concour của chúng ta, đến phút chót chỉ có 4 tháng. Vì thế, hơi buồn là một concour quốc tế nhưng thí sinh của Việt Nam chiếm đa số... Làm thế nào để sau cuộc thi lần thứ nhất này, chúng ta thực hiện được những cuộc thi tiếp theo với tần suất 2 năm/lần sẽ là một thử thách đối với BTC. Vì để có nhiều thí sinh quốc tế tham dự còn phụ thuộc vào kinh phí đài thọ và mức độ danh tiếng mà cuộc thi đem lại”.

NSND Đặng Thái Sơn

Kết quả Cuộc thi Piano Quốc tế
lần thứ nhất

Giải Nhất: Bảng A: Kuroki Yukine (Nhật Bản); Bảng C: Kim Kyung Hoon (Hàn Quốc): Bảng B: không có giải Nhất.

Giải Nhì: Bảng A: Đỗ Hoàng Linh Chi (Việt Nam), Vũ Đức Mạnh Vicent (Canada); Bảng B: Trần Viết Bảo (Việt Nam), Lưu Đức Anh (Việt Nam) và Montesclaros Ma. Regina (Philippines); Bảng C: Chung Da Hyun (Hàn Quốc).

Giải Ba: Bảng A: Ngô Phương Vi; Bảng B: Nguyễn Lê Bình Anh; Bảng C: Lưu Hồng Quang (Việt Nam), Shih Wei Chen của Đài Loan (Trung Quốc)

Văn hóa

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.

Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước
Văn hóa - Thể thao

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai
Văn hóa - Thể thao

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai

Tối 22.4, tại trục đường Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) tổ chức tổng hợp luyện lần cuối trước khi sơ duyệt và tổng duyệt cấp Nhà nước của các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm.