Công diễn vở tuồng lịch sử “An Tư công chúa”

Một trong những vở tuồng lịch sử kinh điển, có sức sống lâu bền nhất của Nhà hát Tuồng Việt Nam vừa được phục dựng và sẽ công diễn vào 20 giờ ngày 30.12, tại rạp Hồng Hà, Hà Nội.

“An Tư công chúa” được sáng tác bởi tác giả Tống Phước Phổ, nhà soạn tuồng nổi tiếng của Việt Nam. Tác phẩm là một trong những thành công tiêu biểu góp phần đem đến cho tác giả Tống Phước Phổ giải thưởng Hồ Chí Minh.

Công diễn vở tuồng lịch sử “An Tư Công chúa” -0
Vở "An Tư công chúa" sẽ công diễn vào 20 giờ ngày 30.12 tại rạp Hồng Hà, Hà Nội

Nội dung vở diễn tập trung khai thác giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời công chúa An Tư - em của Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và là cô ruột của vua Trần Nhân Tông. Khi quân Nguyên Mông do tướng giặc Thoát Hoan xâm lược Đại Việt lần thứ hai, đánh vào kinh thành Thăng Long, chiến sự buổi đầu bất lợi, một số tôn thất nhà Trần đầu hàng giặc.

Để kìm hãm quân giặc, Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông quyết định dùng mỹ nhân kế. Công chúa An Tư chấp nhận gạt tình riêng, hy sinh bản thân để trở thành “cống vật”, làm thiếp của tướng giặc Thoát Hoan. Nàng làm nội gián, hóa thành ngọn lửa sống dẫn đường cho quân nhà Trần, khiến Thoát Hoan phải chạy tháo thân…

“An Tư công chúa” là một trong những tác phẩm kinh điển của Nhà hát Tuồng Việt Nam, gắn với sự ra đời của Nhà hát, được công diễn lần đầu tiên năm 1959. Tác phẩm đã góp phần nâng cao vị thế của Nhà hát trong nền nghệ thuật sân khấu, được biểu diễn trong và ngoài nước, được khán giả yêu thích và đánh giá cao. Nhiều lứa nghệ sĩ đã hóa thân thành công vai công chúa An Tư.

Vở diễn vừa được Nhà hát Tuồng Việt Nam phục dựng, trở lại với diện mạo mới song vẫn giữ được những giá trị nghệ thuật vốn có của tuồng cổ. Để tái hiện những sáng tạo của đội ngũ dàn dựng trước quả là khó khăn đối với Nhà hát, khi toàn bộ đội ngũ sáng tạo hơn 60 năm trước đều đã mất. Song với quyết tâm phục hiện một vở mang tính mẫu mực, đánh dấu thời kỳ phát triển mới của Nhà hát, Ban giám đốc và các nghệ sĩ đã vượt qua mọi khó khăn để tái hiện vở diễn kinh điển này.

Văn hóa

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.