Công an Hà Nội sẽ đối thoại, hướng dẫn chủ quán karaoke khắc phục các vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Ngày 18.2, Công an TP. Hà Nội cho biết, đơn vị đang tiến hành phân loại những tồn tại, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại các quán Karaoke và sẽ tổ chức làm việc, đối thoại đối với Chủ cơ sở của từng nhóm công trình để hướng dẫn, giải đáp những quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an Thành phố đã tổ chức kiểm tra, đánh giá các điều kiện PCCC đối với 100% cơ sở kinh doanh karaoke trên địa bàn Thành phố.

Qua rà soát, các tồn tại, vi phạm về PCCC chủ yếu liên quan đến giao thông, nguồn nước, bậc chịu lửa, khoảng cách PCCC, lối thoát nạn, ngăn cháy lan, trang bị hệ thống PCCC và các hệ thống kỹ thuật có liên quan đến  PCCC.

Công an Hà Nội đồng hành cùng chủ quán karaoke khắc phục các vi phạm về phòng cháy, chữa cháy -0
Công an Hà Nội hướng dẫn khắc phục các vi phạm về an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các quán Karaoke

Trên cơ sở những tồn tại, vi phạm về PCCC, Công an thành phố hướng dẫn thực hiện một số nội dung yêu cầu về PCCC đối với loại hình kinh doanh karaoke như sau:

Bậc chịu lửa của công trình phải đảm bảo giới hạn chịu lửa của các cấu kiện như tường, cột chịu lực, tường ngoài, sàn, mái, cấu kiện thang bộ…phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình.

Đường giao thông phục vụ chữa cháy phải có chiều rộng, chiều cao, tải trọng đảm bảo cho xe chữa cháy, xe thang tiếp cận đến công trình. Nguồn nước phải đảm bảo khối tích phục vụ công tác chữa cháy.

Cơ sở kinh doanh karaoke phải đảm bảo khoảng cách PCCC giữa các hạng mục bên trong cơ sở, khoảng cách đến các công trình xung quanh và khoảng cách đến đường ranh giới khu đất. Trường hợp không đảm bảo về khoảng cách thì phải có giải pháp đối với bề mặt tường ngoài mặt tiếp giáp phù hợp theo quy định.

 Bố trí mặt bằng, công năng sử dụng phải đảm bảo theo hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt hoặc xác nhận của cơ quan chức năng và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp có sự thay đổi, cải tạo phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

 Về giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan: Các trục kỹ thuật xuyên tầng, các trục thông tầng phải được chèn, bịt  kín bằng vật liệu ngăn cháy. Cửa buồng thang, cửa các phòng kỹ thuật tầng hầm, cửa của các trục kỹ thuật điện, nước thông tầng phải là cửa ngăn cháy.

Đối với tầng hầm, tầng nửa hầm, trước lối vào thang máy phải bố trí khoang đệm ngăn cháy loại 1 có tăng áp khi có cháy. Phải đảm bảo diện tích khoang cháy theo chiều dọc, chiều ngang của công trình.

Việc bố trí công năng và bố trí hệ thống kỹ thuật, thiết bị, vật tư trong công trình phải đảm bảo khả năng ngăn cản sự lan truyền của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy khi xảy ra cháy trong một gian phòng, giữa các gian phòng với nhau, giữa các nhóm trong gian phòng có tính nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau, giữa các tầng, các khoang cháy và giữa các tòa nhà.

Vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt trên tường, vách ngăn và trần treo của đường thoát nạn, lối thoát nạn, buồng thang thoát nạn, các gian phòng tập trung đông người phải được sử dụng bằng vật liệu không cháy hoặc khó cháy. Việc xác định tính cháy của vật liệu không cháy và khó cháy phải do Cơ quan Cảnh sát PCCC hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn quy định. 

Các bộ phận ngăn cháy của công trình như tường, vách ngăn cháy, sàn ngăn cháy, vùng ngăn cháy, khoang ngăn cháy, lỗ cửa và cửa ngăn cháy phải được làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa phù hợp.

Về lối thoát nạn: Các tầng nhà trong công trình kinh doanh karaoke phải có ít nhất 02 lối thoát nạn đảm bảo theo quy định và phải được bố trí phân tán.  Cho phép bố trí 01 lối thoát nạn khi đáp ứng các điều kiện về chiều cao, diện tích, số lượng người trên mỗi tầng và các giải pháp PCCC đảm bảo theo quy định.

Gian phòng có mặt đồng thời trên 50 người phải có ít nhất 02 lối thoát nạn bố trí phân tán; gian phòng có trên 15 người thì cửa gian phòng phải được mở từ trong ra ngoài theo chiều thoát nạn.

Công trình phải được trang bị phương tiện, hệ thống PCCC và các hệ thống kỹ thuật liên quan đến PCCC phù hợp theo quy mô, tính chất hoạt động của công trình. Hệ thống báo cháy phải được kết nối liên động với hệ thống điện, hệ thống âm thanh các phòng hát.

Trong thời gian tới, Công an Thành phố sẽ phân loại những tồn tại, vi phạm về PCCC và tổ chức làm việc, đối thoại đối với Chủ cơ sở của từng nhóm công trình để hướng dẫn, giải đáp những quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC để các doanh nghiệp có thể tháo gỡ, khắc phục được những tồn tại vi phạm về PCCC, sớm đưa công trình vào hoạt động trở lại.

Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…