Công an Đắk Nông vận động toàn dân giao nộp vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ

Những năm qua, lực lượng Công an Đắk Nông đã và đang triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, vận động, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) bằng nhiều hình thức, cách làm sáng tạo phù hợp với đặc điểm tình hình địa bàn, trong đó có biện pháp khen thưởng, động viên kịp thời cho những trường hợp tích cực. 

Công an Đắk Nông vận động toàn dân giao nộp vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ -0
Ảnh: Nguyễn Quỳnh

Huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông là địa phương đặc biệt khó khăn với gần 60% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có khá đông đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc vào sinh sống. Do tập tục, thói quen, nhiều người vẫn cất giữ và sử dụng súng săn, súng tự chế để săn bắn mưu sinh, bảo vệ mùa màng. Chính từ đó đã xảy ra một số vụ tai nạn thương tâm liên quan đến súng tự chế, cướp đi sinh mạng của không ít người. 

Công an Đắk Nông vận động toàn dân giao nộp vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ
Thư kêu gọi toàn dân giao nộp vũ khí của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông và quán triệt tinh thần chỉ đạo của cấp trên, Công an huyện Đắk Glong đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ và Công an cấp xã phối hợp với Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Đắk Nông triển khai đồng bộ các biện pháp, cách làm phù hợp với đặc điểm tình hình địa bàn, vừa tuyên truyền, vận động thuyết phục, kết hợp động viên khen thưởng và hỗ trợ lương thực cho các trường hợp tích cực, chủ động giao nộp VK, VLN, CCHT, vừa giáo dục răn đe, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, giữ gìn sự bình yên ở mỗi buôn làng.

Anh Giàng Seo Sì ngụ xã Đắk R’Măng, huyện Đắk Glong cho biết: “Nhận thức được việc cất giữ, sử dụng súng tự chế là rất nguy hiểm nên sau khi được Công an tuyên truyền, tôi đã mang súng đến giao nộp cho cơ quan Công an. Đề nghị những ai đang cất giữ súng mang đến giao nộp cho chính quyền và các cơ quan chức năng để tránh những hiểm họa xảy ra”.

“Sau khi được lực lượng Công an tuyên truyền, chúng tôi biết được việc sử dụng vũ khí tự chế để săn bắn rất nguy hiểm, đã có người chết do súng săn gây ra, pháp luật nghiêm cấm sử dụng súng nên hôm nay tôi nộp lại cho Công an để tranh hậu quả xấu xảy ra”, anh Tráng A Hạ ở xã Đắk R’Măng, huyện Đắk Glong chia sẻ.

Công an Đắk Nông vận động toàn dân giao nộp vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ
Người dân giao nộp súng tự chế cho lực lượng chức năng ngay tại các buổi phát động. Ảnh: Nguyễn Quỳnh

Song song đó, Công an huyện Đắk Glong đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia vào công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân giao nộp và phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về VK, VLN, CCHT và pháo; ngăn chặn các trang mạng xã hội đăng tải thông tin, hình ảnh hướng dẫn chế tạo, mua bán, vận chuyển và sử dụng súng, pháo nổ.

Tổ chức cho các cơ sở thu mua phế liệu, lò rèn và người dân ký cam kết không mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng VK, VLN, CCHT; phối hợp với lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ các đối tượng có hành vi tàng trữ, mua bán, vận chuyển VK, VLN, CCHT và pháo...

Theo Trưởng Công an huyện Đắk Glong, Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng cho biết, với những cách làm sáng tạo, phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế tại địa phương, lực lượng Công an huyện Đắk Glong đã và đang triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, vận động, thu hồi VK, VLN, CCHT và pháo, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp Nhân dân, góp phần bảo đảm tình hình ANTT tại địa phương.

Thông qua các buổi tuyên truyền, vận động, lực lượng Công an huyện Đắk Glong đã thu hồi hàng trăm súng tự chế các loại, đồng thời phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức tiêu hủy bảo đảm an toàn đúng quy định. Từ đầu năm 2024 đến nay, lực lượng Công an huyện Đắk Glong đã vận động người dân giao nộp gần 50 súng tự chế...

Công an Đắk Nông vận động toàn dân giao nộp vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ -0
Công an Đắk Nông vận động toàn dân giao nộp vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ -1
Các buổi tuyên truyền, vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của lực lượng Công an Đắk Nông

Xác định công tác vận động, thu hồi VK, VLN, CCHT có vai trò đặc biệt quan trọng trong đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, những năm qua, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Đắk Nông đã phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương trên toàn tỉnh rà soát, xác định tuyến, địa bàn trọng điểm về VK, VLN, CCHT và pháo; lập danh sách các cá nhân có biểu hiện nghi vấn tàng trữ trái phép VK, VLN, CCHT và pháo, nhất là ở các địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự để kiểm tra, phân loại và kịp thời phát hiện, xử lý.

Đồng thời tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông gửi thư kêu gọi toàn dân thực hiện cuộc vận động thu hồi VK, VLN, CCHT và pháo; phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương, trường học, tổ chức tuyên truyền trực quan, phổ biến các quy định pháp luật về VK, VLN, CCHT và pháo trong cán bộ, công nhân viên và học sinh. Cùng với đó, phát huy tốt vai trò của người có uy tín, chức sắc tôn giáo để vận động các hộ gia đình ký cam kết không mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép VK, VLN, CCHT và pháo. Vận động người dân tích cực tố giác, phối hợp với lực lượng Công an ngăn chặn, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.  

Công an Đắk Nông vận động toàn dân giao nộp vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ
Nhiều súng tự chế người dân tự giác giao nộp cho lực lượng Công an thông qua các đợt phát động

Theo Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Đắk Nông, Thượng tá Đình Thanh Tùng cho hay, trong năm 2023, lực lượng Công an toàn tỉnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương tổ chức 120 buổi tuyên truyền tập trung với 15.789 lượt người tham gia; vận động cá biệt 6.532 lượt đối tượng và tổ chức cho 22.613 người dân ký cam kết không mua, bán, tàng trữ, sử dụng trái phép VK, VLN, CCHT và pháo; cấp phát 161.139 tờ rơi, áp phích tuyên truyền.

"Xây dựng, đăng tải phát sóng 196 tin, bài, phóng sự trong Chuyên mục ANTT, Bản tin ANTT và Trang Thông tin điện tử Công an tỉnh Đắk Nông cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời chia sẻ hàng trăm tin bài, video clip trên mạng xã hội zalo, facebook, youtube... Qua đó, người dân đã tự giác giao nộp 5 súng quân dụng, 542 súng tự chế, 1407 viên đạn, 5 lựu đạn, bom, mìn, 11 CCHT, 110 vũ khí thô sơ, 9 linh kiện đẻ lắp ráp súng tự chế... Riêng từ đầu năm 2024 đến nay, lực lượng Công an toàn tỉnh đã vận động người dân giao nộp 244 súng tự chế, 3 bom, mìn, 247 viên đạn...", Thượng tá Đình Thanh Tùng cho biết.

Công an Đắk Nông vận động toàn dân giao nộp vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ
Công an các đơn vị, địa phương đã có nhiều cách làm hay trong công tác tuyên truyền vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Cũng theo Thượng tá Đình Thanh Tùng, để xóa bỏ tình trạng người dân sử dụng VK, VLN, CCHT trái phép trên địa bàn thì công tác tuyên truyền vận động phải được coi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và là việc làm thường xuyên, liên tục nhằm làm cho người dân hiểu, đồng tình, ủng hộ, tự giác chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT.

Đồng thời phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Công an các cấp, nhất là Công an xã, phường, thị trấn thực hiện tốt phương châm “Đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, phát động sâu rộng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” kêu gọi người dân tích cực phát hiện, tham gia tố giác, cung cấp thông tin cho lực lượng chức năng về hành vi chế tạo, sản xuất, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng VK, VLN, CCHT và pháo trái phép để vận động thu hồi hoặc đấu tranh xử lý, bảo đảm an toàn cho chính người dân và cả cộng đồng, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. 

Xã hội

Nghệ An: Nhiều sai phạm tại Công ty CP Xi măng Sông Lam
Xã hội

Mỏ đá “tra tấn” hàng chục hộ dân tại Nghệ An

Từ khi mỏ đá tiếp tục hoạt động trở lại, hơn 30 hộ dân sống ở thôn Yên Xuân, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An luôn sống trong nỗi sợ hãi, “tra tấn” bởi khói bụi mịt mù và tiếng nổ mìn làm nứt nẻ nhà cửa từ mỏ đá thuộc khu vực Lèn Bút do Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng khai thác.

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Đại diện Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí 42 tỷ đồng để xây dựng 700 căn nhà cho các hộ dân khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Xã hội

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.