1. Viêm đại tràng giả mạc là gì?
Viêm đại tràng giả mạc (viêm đại tràng Clostridioides difficile) là một bệnh lý đại tràng đặc biệt, nguyên nhân do việc sử dụng kháng sinh hoặc bị suy giảm miễn dịch vì nhiều lý do khác nhau, đặc biệt hay gặp là người già.
Sự phá vỡ hệ vi khuẩn bình thường của đường ruột gây nên sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile tiết ra độc tố gây tiêu chảy và viêm đại tràng giả mạc. Trong số ít trường hợp các sinh vật khác có thể tham gia gây bệnh.
2. Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng giả mạc
Các biểu hiện của viêm đại tràng giả mạc có thể bắt đầu trong vòng 1-2 ngày sau khi bắt đầu dùng kháng sinh, hoặc có thể xảy ra vài tuần sau khi ngừng kháng sinh.
Nhiễm trùng nhẹ đến trung bình:
- Tiêu chảy nước ba lần trở lên trong một ngày trong hai ngày trở lên.
- Cảm giác đau quặn bụng và đau
Nhiễm trùng nặng:
- Những người bị nhiễm C. difficile nghiêm trọng có xu hướng bị mất nước và có thể phải nhập viện. Lúc này bệnh có thể làm cho ruột kết bị viêm và đôi khi hình thành các mảng mô thô có thể chảy máu hoặc tạo mủ.
- Các dấu hiệu của nhiễm trùng nặng:
- Tiêu chảy nước 10 đến 15 lần một ngày;
- Đau quặn bụng và đau, có thể nghiêm trọng;
- Sốt;
- Nhịp tim nhanh;
- Có máu hoặc mủ trong phân;
- Mất nước;
- Buồn nôn;
- Ăn mất ngon;
- Giảm cân;
- Bụng sưng;
- Suy thận;
- Số lượng bạch cầu tăng
- Nhiễm C. difficile nặng cũng có thể gây viêm ruột nặng, mở rộng đại tràng (và nhiễm trùng huyết). Những trường hợp này thường phải vào phòng chăm sóc đặc biệt.
3. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh là nguyên nhân chính gây bệnh
Viêm đại tràng giả xảy ra khi vi khuẩn có hại trong ruột già thường gặp nhất C. difficile phát độc tố mạnh gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc. Vi khuẩn Cl.difficil sẽ sản sinh ra độc tố ruột và tác động vào niêm mạc đại tràng gây viêm và tăng bài tiết tạo thành giả mạc màu trắng.
Giả mạc này mềm, dễ bong và khi bong ra sẽ để lại viêm, loét và gây chảy máu ở niêm mạc. Vì vậy, sau khi dùng kháng sinh (vài ngày) hoặc đã ngưng dùng thuốc kháng sinh mà thấy đi ngoài ra máu nên nghĩ ngay đến tác dụng phụ của thuốc.
Tuy nhiên, không phải ai dùng kháng sinh cũng gây nên viêm đại tràng giả mạc và không phải loại kháng sinh nào cũng có tác dụng phụ gây viêm đại tràng giả mạc. Các loại kháng sinh nhóm beta-lactamin, phân nhóm cephalosporin, phân nhóm penicillin… ; Phân nhóm cephalosporin hay gặp nhất là loại kháng sinh thế hệ 3; phân nhóm penicillin hay gặp nhất là ampicillin và amoxicillin; nhóm lincosamide hay gặp là clindamicin, dalacin C, erythromicin (macrolid), ciprofloxacin (fluoroquinolon), tetracyclin… cũng có thể gây nên tác dụng phụ viêm đại tràng giả mạc.
Ngoài ra, có các các yếu tố: bệnh thường gặp ở người trên 65, người có hệ thống miễn dịch suy yếu, người mắc một số bệnh như: viêm ruột và ung thư đại trực tràng, hoặc trải qua phẫu thuật đường ruột… thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
4. Biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng giả mạc
- Mất nước: Tiêu chảy nghiêm trọng có thể khiến cơ thể mất nước và chất điện giải gây tụt huyết áp xuống mức nguy hiểm.
- Suy thận: Trong một số trường hợp, mất nước xảy ra nhanh đến mức chức năng thận bị suy giảm nhanh chóng.
- Phình đại tràng nhiễm độc: Đây là tình trạng hiếm gặp, đại tràng khi đó không thể trục xuất khí và phân khiến nó trở nên rất khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời, đại tràng có thể vỡ khiến vi khuẩn từ ruột kết xâm nhập vào khoang bụng gây tử vong nhanh chóng.
- Thủng ruột: Điều này rất hiếm và là kết quả của niêm mạc đại tràng bị tổn thương nhiều hoặc sau khi phình đại tràng nhiễm độc. Ruột bị thủng có thể làm tràn vi khuẩn từ ruột vào khoang bụng, dẫn đến nhiễm trùng đe dọa tính mạng.
- Tử vong: Ngay cả nhiễm C. difficile nhẹ đến trung bình cũng có thể nhanh chóng tiến triển gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
- Trầm trọng hơn, viêm đại tràng giả mạc đôi khi có thể trở lại sau vài ngày hoặc thậm chí vài tuần sau khi điều trị thành công.
5. Chẩn đoán bệnh
- Khi nghi ngờ bệnh các bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm: mẫu phân, xét nghiệm máu, nội soi đại tràng, X-quang bụng hoặc bụng CT scan nếu có các triệu chứng nghiêm trọng.
- Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ có hướng điều trị: ngừng thuốc kháng sinh hiện tại và bắt đầu kê một kháng sinh hiệu quả đối với C. difficile. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, thuốc kháng sinh điều trị có thể được đưa vào cơ thể qua đường uống, tiêm tĩnh mạch hoặc thông qua một ống mũi dạ dày.
- Trong trường hợp suy cơ quan tiến triển, vỡ đại tràng và viêm niêm mạc có thể cần phẫu thuật.
- Cấy ghép các phân tử của một người hiến tặng khỏe mạnh là phương pháp được áp dụng điều trị viêm đại tràng giả mạc nếu tình trạng ở mức độ nghiêm trọng. Phương pháp này sẽ khôi phục lại sự cân bằng của vi khuẩn trong ruột già.
6. Lời khuyên của thầy thuốc
Ngay cả những trường hợp được điều trị thành công, viêm đại tràng giả mạc có thể trở lại trong vài tuần đến vài tháng, do vậy người bệnh cần có phong cách sống và biện pháp khắc phục để phòng bệnh:
- Nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa: táo, chuối và gạo.
- Tránh các loại thực phẩm giàu chất xơ như đậu, các loại hạt và rau quả. Khi thấy bệnh được cải thiện, từ từ thêm chất xơ trở lại chế độ ăn uống.
- Ăn nhiều bữa ăn nhỏ.
- Tránh các loại thực phẩm gây dị ứng.
- Tránh xa các chất béo, nhiều gia vị, thực phẩm chiên.
- Uống nhiều nước hoặc nước trái cây.
- Tránh các đồ uống có nhiều chất đường hoặc chứa cồn hoặc caffeine