Cô giáo vùng cao 7 năm nấu cơm miễn phí tặng học trò nghèo

Cô giáo Huỳnh Thị Thùy Dung (SN 1988) là giáo viên Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (xã Đắk Nang, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) đồng thời cũng là người quản lý của bếp ăn bán trú của ngôi trường này.

Từng rớt nước mắt vì lá thư của học trò nghèo

Đã nhiều năm trôi qua, thế nhưng nhắc về lý do mở bếp ăn bán trú, cô Dung vẫn chưa thể quên được những dòng thư của Giàng Thị Dó. Bức thư của cô học trò người Mông được gửi tới cô Dung vào một ngày đầu tháng 10, khiến cô Dung không khỏi xót xa.

Giàng Thị Dó sinh năm 1999 tại một bản người Mông tại thôn Phú Lợi, xã Đắk Nang. Bố đột ngột qua đời, để lại mẹ và ba anh chị em Dó. Hai năm sau, mẹ em lấy chồng khác rồi đưa các em về ở cùng. Gia cảnh nghèo khó đã buộc nữ sinh này phải xin thôi học để phụ giúp gia đình.

Cô giáo vùng cao 7 năm nấu cơm miễn phí tặng học trò nghèo -0
Sau 7 năm bếp ăn đi vào hoạt động, trung bình mỗi tuần cô Dung nấu khoảng 800 suất ăn

Nhớ lại từng kỷ niệm với cô học trò năm xưa, cô Dung bồi hồi: “Ngày đó tôi mới đi dạy, trong lớp có Dó học rất giỏi, đặc biệt là môn tiếng Anh. Nhưng do nhà nghèo, đông anh em, bố dượng lại rất hà khắc nên em phải bỏ dở chuyện học hành. Trước khi nghỉ học, em viết một lá thư gửi cho các bạn trong lớp và cô giáo chủ nhiệm”.

“Học sinh nghỉ học vì nhà nghèo ?”- Đó là những gì cô Dung nghĩ trong đầu khi đọc bức thư của học trò. Cũng từ câu hỏi ấy, cô Dung cũng đặt ra câu hỏi cho chính bản thân: “Mình cần làm gì để học sinh được đến trường ?”.

Nhiều năm gắn bó với ngôi trường vùng cao xã Đắk Nang, cô Dung hiểu rằng, những đứa trẻ nghỉ học sớm để phụ giúp bố mẹ. Có em lên rừng hái măng, hái đót, tìm chuối hột, có em ở nhà trông em để bố mẹ đi làm, thậm chí có em theo chân người lớn để mưu sinh hàng ngày… Trẻ em trong vùng, nhiều em chấp nhận thất học để no bụng.

Tháng 12.2016, những suất ăn đầu tiên được cô Dung chuẩn bị để phát cho học sinh trong trường. Thời điểm đó, mỗi tuần cô Dung chỉ đủ kinh phí nấu thức ăn cho hơn 100 học sinh và phát 2 buổi/tuần.

Ám ảnh bữa ăn chỉ có cơm nguội và đường mía

9 năm về công tác tại trường THCS Võ Thị Sáu thì cô Dung có 7 năm đồng hành cùng học trò nghèo, mang đến cho cả ngàn học sinh ở đây những bữa cơm đầy đủ rau, thịt, cá.

Ít ai biết rằng, những ngày đầu khi bếp ăn đi vào hoạt động, cô Dung chỉ đủ tiền mua rau và cá khô để nấu. Sau đó, những thông tin về bếp ăn được nhiều người chia sẻ, bếp ăn cũng gia tăng về số lượng và cải thiện về chất lượng mỗi bếp ăn.

Cô giáo vùng cao 7 năm nấu cơm miễn phí tặng học trò nghèo -0
Cô Dung còn thường xuyên vận động kinh phí, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường

Cô Dung chia sẻ: “Học sinh của trường phần đông là các em người dân tộc Mông, Sán Chỉ. Do đường từ nhà đến trường xa, các em chọn cách mang cơm từ nhà đi để ăn trưa tại trường, chờ đến chiều học tiếp. Nhiều lần chứng kiến các em ăn cơm đựng trong túi ni lông, ăn kèm muối ớt hoặc cục đường mía mà tôi không khỏi xót xa”.

Thông qua Zalo, Facebook, cô Dung kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người, để hỗ trợ các em học sinh nghèo được đến lớp. Ngoài ra, để việc nấu cơm cho các em ổn định hàng tuần, các phụ huynh, tiểu thương trong xã cũng giúp đỡ bằng cách cho rau, thịt hoặc trực tiếp tham gia nấu nướng.

Sau 7 năm bếp ăn đi vào hoạt động, trung bình mỗi tuần cô Dung nấu khoảng 800 suất ăn. Mỗi bữa ăn có đủ thịt, cá, rau và canh, khác hẳn những gói cơm nguội vài năm trước.

Cô giáo vùng cao 7 năm nấu cơm miễn phí tặng học trò nghèo -0
Cô Huỳnh Thị Thùy Dung có 7 năm gắn bó với những học trò nghèo của xã Đắk Nang

Tuy nhiên, 7 năm “đi xin cơm cho học trò nghèo”, cô Dung chỉ nhận mình là cầu nối, kết nối giữa những nhà hảo tâm, các mạnh thường quân với những đứa trẻ thiếu thốn, thiệt thòi. Hơn một triệu suất cơm được trao đến tận tay học trò nghèo, đó là tình cảm của mọi người dành cho học sinh của cô Dung.

Điều cô Dung tự hào nhất đến thời điểm này, đó chính là sự tin tưởng của các nhà hảo tâm. Sau nhiều năm triển khai, có rất nhiều nhà hảo tâm đã đồng hành cùng cô Dung suốt hành trình đã qua. Có những người chưa từng về thăm trường, chỉ trao đổi qua điện thoại, thậm chí có những nhà hảo tâm gửi tiền giúp đỡ nhưng không tiết lộ thông tin cá nhân…nhưng tất cả đều chung mục đích, chăm lo những bữa cơm cho học sinh nghèo.

Đặc biệt, nhiều thế hệ học trò đã trưởng thành từ bếp ăn, tiếp tục con đường học tập. Chính điều đó đã thôi thúc cô Dung tiếp tục con đường mình đã chọn, vẫn là cầu nối giúp đỡ các học sinh khó khăn cho đến khi bếp ăn không còn học sinh.

Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.