Có cơ chế đặc thù bảo tồn, phát huy di sản thế giới Hội An

Báo cáo Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục trong cuộc làm việc chiều 4.7, UBND thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) cho biết, với những đặc thù của di tích trên địa bàn, địa phương đã chủ động xây dựng, tham mưu ban hành nhiều quy định thông qua các quy chế, cơ chế, chính sách...

Có cơ chế đặc thù bảo tồn, phát huy di sản thế giới Hội An -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng phát biểu tại cuộc là việc với UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam chiều 4.7

Cụ thể, đến nay, Hội An đã xây dựng 3 văn bản bảo đảm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Di sản thế giới Đô thị cổ Hội An, gồm: Quy hoạch đầu tư tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di sản Văn hóa Thế giới khu phố cổ Hội An gắn với phát triển thành phố Hội An và du lịch giai đoạn 2012 - 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 12.1.2012; Kế hoạch quản lý Di sản văn hóa thế giới khu phố cổ Hội An giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến 2030; Quy chế bảo vệ di sản văn hóa thế giới khu phố cổ Hội An được UBND tỉnh Quảng Nam ban hành tại các Quyết định số 351/QĐ-UBND ngày 11.2.2020 và số 19/2020/QĐ-UBND ngày 18.12.2020.

Riêng Quy chế bảo vệ đã quy định rõ, toàn diện các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy trong khu phố cổ. Theo đó, khu phố cổ đã được khoanh vùng, xác định rõ phạm vi bảo vệ gồm 2 khu vực: Khu vực I và khu vực II (gồm IIA và IIB); từng di tích đơn lẻ trong khu vực I cũng đã được phân thành 5 loại mức độ bảo tồn kiến trúc, mỗi loại cũng có những quy định riêng trong hoạt động tu bổ, tôn tạo. Các quy định liên quan đến việc quản lý, bảo vệ tổng thể cảnh quan, không gian, kiến trúc của khu phố cổ; hoạt động tham quan du lịch; kinh doanh, trưng bày hàng hóa, quảng cáo... cũng được quy định cụ thể trong Quy chế này.

Có cơ chế đặc thù bảo tồn, phát huy di sản thế giới Hội An -0
Chủ tịch UBND thành phố Hội An Nguyễn Văn Sơn kiến nghị có cơ chế đặc thù cho bảo tồn phát huy Di sản thế giới Đô thị cổ Hội An

Hội An đang xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An để trình UBND tỉnh phê duyệt nhằm cụ thể hóa nhiều chương trình, dự án cụ thể để triển khai thực hiện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ngoài ra, thành phố Hội An cũng đã ban hành một số chính sách liên quan, phù hợp với đặc điểm di tích để quản lý, bảo vệ hiệu quả. Trong đó có Quy chế phối hợp cấp phép và kiểm tra xử lý vi phạm xây dựng trong khu phố cổ ban hành theo Quyết định số 01/2008/QĐ-UBND ngày 16.5.2008; Cơ chế quản lý hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa - cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu tư nhân - tập thể trong khu phố cổ Hội An; Cơ chế hỗ trợ kinh phí đầu tư tu bổ các di tích trên địa bàn thành phố Hội An nằm ngoài khu phố cổ ban hành theo Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ngày 27.7.2010; Quy định về hỗ trợ kinh phí bảo vệ di tích trên địa bàn thành phố Hội An ban hành theo Quyết định số 1628/QĐ-UBND ngày 2.7.2010...

Hiện nay Hội An là một trong những điểm đến du lịch văn hóa quan trọng của Việt Nam đã vươn tầm ra cả thế giới nên cần có những cơ chế, định hướng đầu tư xứng tầm: các thiết chế văn hóa, hạ tầng du lịch, hạ tầng giao thông… Vì thế, Hội An kiến nghị cần có sự hỗ trợ của Trung ương để thực hiện: Quy hoạch đầu tư tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di sản Văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An gắn với phát triển thành phố Hội An và du lịch giai đoạn 2012 - 2025; Kế hoạch quản lý Di sản Văn hóa thế giới Hội An giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An.

Hỗ trợ xây dựng, ban hành cơ chế đặc thù cho bảo tồn phát huy Di sản thế giới Đô thị cổ Hội An. Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Luật Di sản Văn hóa đề ra các quy định bảo đảm quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa thế giới có tính đặc thù như đô thị cổ Hội An, như bổ sung định nghĩa về đô thị di sản, pháp lý cho đô thị di sản.

Có cơ chế đặc thù bảo tồn, phát huy di sản thế giới Hội An -0
Đoàn khảo sát thăm cơ sở sản xuất đèn lồng truyền thống tại Hội An

Đoàn khảo sát ghi nhận, Hội An đã có cách làm riêng, vừa bảo vệ, vừa phát huy được giá trị di sản cho các mục đích khác như tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Để đạt được kết quả đó là sự thống nhất trong nhận thức xác định ngay từ đầu vai trò của văn hóa cũng như bảo tồn và phát triển phù hợp với từng giai đoạn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố. Trong lãnh đạo, chỉ đạo đã ban hành hệ thống văn bản quản lý di tích đồng bộ, bài bản, phù hợp với đặc thù của Hội An; đồng thời có sự ủng hộ, vào cuộc của nhân dân - chủ thể của di sản.

Đoàn khảo sát đề nghị Hội An rà soát, đánh giá lại hệ thống văn bản pháp luật, các quy hoạch, quy chế, kế hoạch; bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên liên quan; chú ý công tác thông tin tuyên truyền, vận động, kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí, lấy ý kiến người dân về các chủ trương, chính sách để tạo sự đồng thuận trong tổ chức triển khai thực hiện...

Thời sự Quốc hội

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) - ảnh: Thanh Chi
Chính trị

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra dự án Luật Đường sắt (sửa đổi)

Sáng 29.4, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 12, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã thẩm tra dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy chủ trì Phiên họp.

Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường không khí
Thời sự Quốc hội

Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường không khí

Ngày 25.4, Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành” tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn” dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan - Trưởng đoàn giám sát.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Ảnh: Thanh Chi
Chính trị

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Chiều 28.4, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiếp tục chương trình phiên họp toàn thể lần thứ 12, thẩm tra dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy chủ trì phiên họp. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc ĐỊnh điều hành
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, phân quyền, ủy quyền rõ giữa Trung ương với địa phương, chính quyền cấp tỉnh với cấp xã

Cho ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương lần này nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới về chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục phân định nhiệm vụ, quyền hạn, phân cấp, phân quyền, ủy quyền giữa cơ quan nhà nước ở Trung ương với địa phương, giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh với chính quyền địa phương cấp xã.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Thời sự Quốc hội

Tăng cường trách nhiệm và hiệu quả của các cơ quan tố tụng

Cần tăng cường trách nhiệm và hiệu quả của các cơ quan tố tụng, tháo gỡ được những vướng mắc trong thực tiễn hiện nay, làm rõ căn cứ để tạm đình chỉ vụ án do thiên tai, dịch bệnh hoặc các trường hợp bất khả kháng. Quy định này cần linh hoạt nhưng không được lạm dụng để bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan. Đây là đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khi cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự tại phiên họp chiều nay. 

Các đại biểu dự lễ kỷ niệm
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Vĩnh Long

Ngày 28.4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Vĩnh Long, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Vĩnh Long (30.4.1975 - 30.4.2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước.

Làm rõ các quy định liên quan đến trách nhiệm của công đoàn cơ sở
Thời sự Quốc hội

Làm rõ các quy định liên quan đến trách nhiệm của công đoàn cơ sở

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, chiều nay, 28.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam - Nhật Bản tăng cường hợp tác trong 4 lĩnh vực ưu tiên

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Việt Nam coi Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài; đồng thời đề nghị hai bên tăng cường hợp tác trong 4 lĩnh vực ưu tiên là kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu nhân dân và hợp tác địa phương. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự Phiên họp toàn thể thứ 12 Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự Phiên họp toàn thể thứ 12 Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Sáng 28.4, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường. 

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy chủ trì phiên họp. 

Hội thảo khoa học về chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Chính trị

Tạo hành lang pháp lý để đầu tư, phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

"Việc nghiên cứu, đề xuất xây dựng luật về lĩnh vực dân tộc là cần thiết, nếu không, khoảng cách phát triển giữa đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi so với mặt bằng chung của cả nước sẽ ngày càng giãn rộng; các giá trị văn hóa, tiềm năng to lớn trong vùng đồng bào sẽ có nguy cơ mai một, không được khai thác hiệu quả", Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Tọa đàm về dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Sáng 28.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tổ chức Tọa đàm về dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự và phát biểu chỉ đạo.