Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi):

Cơ chế đột phá phải gắn với đặc thù của Thủ đô

Tiếp tục phiên họp sáng nay, 27.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) và các báo cáo của Chính phủ về: Sơ kết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và kết quả 3 năm thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ động tìm kiếm, phát hiện, bồi dưỡng và thu hút nhân tài

Đánh giá cao dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có nhiều điểm mới so với Luật hiện hành, ĐBQH Hoàng Thị Thanh Thúy (Tây Ninh) nhấn mạnh, dự thảo Luật có khoảng 10 nội dung quản lý ngành, lĩnh vực có quy định vượt trội so với quy định chung dành cho cả nước thuộc các lĩnh vực thiết yếu đối với sự phát triển của Thủ đô như: đầu tư công nghệ, y tế, nhân sự…

"Những quy định này về cơ bản sát với nhu cầu của Hà Nội để có thêm sức bật về thể chế". Nhấn mạnh như vậy, song đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy cũng chỉ rõ, một số nội dung được xem là vượt trội thực chất là quy định có tính tháo gỡ những bất cập của các quy định chung mà địa phương nào cũng cần chứ không chỉ riêng Hà Nội. Đơn cử như quy định về: ký hợp đồng có thời hạn với người có điều kiện chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm tại Điều 16 dự thảo Luật; quy định về thu hút nhân tài tại Điều 17 dự thảo Luật... Bên cạnh đó, các quy định về liên kết giáo dục công lập - nước ngoài hay mô hình các cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học tại Điều 24 dự thảo Luật được coi là mang tính vượt trội dành cho Hà Nội vì cả nước không được áp dụng. Tuy nhiên, quy định này có thể được áp dụng ở hầu hết các địa phương.

Từ những phân tích trên, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy đề nghị, cần nghiên cứu thêm các quy định mang tính đột phá gắn với đặc thù của Thủ đô Hà Nội. Đại biểu cũng chỉ rõ, dự thảo Luật có một số nội dung được thể chế từ Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh.

"Việc áp dụng các quy định này cho Hà Nội cần phải xem xét thêm vì mặc dù đều là những đô thị đặc biệt nhưng Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có sự khác biệt về nhu cầu quản trị, điều hành. Bản thân các quy định của Nghị quyết số 98 cũng được ban hành trên cơ sở đề xuất giải quyết những điểm nghẽn tại chỗ của TP. Hồ Chí Minh và đến nay, các quy định này cũng chưa được sơ kết, tổng kết. Do đó, cần đánh giá kĩ lưỡng trước khi luật hoá", đại biểu Hoàng Thị Thanh Thuý lưu ý. 

Góp ý về quy định thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Điều 17 dự thảo Luật, ĐBQH Nguyễn Mạnh Hùng (TP. Cần Thơ) nhấn mạnh, đây là một nội dung đặc biệt quan trọng, nếu làm tốt sẽ giúp Thủ đô phát triển mạnh mẽ, đột phá để đạt được các mục tiêu đề ra. Thực tế kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, các nước đã vượt qua được bẫy thu nhập trung bình thành công và trở thành các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… đều chủ yếu dựa vào thu hút nhân tài. 

Tuy nhiên, theo đại biểu, quy định tại Điều 17 chưa rõ, chưa đầy đủ, cần hoàn thiện để việc triển khai được khả thi. Thực tiễn cũng cho thấy, không thể chỉ đưa ra một số ưu đãi, chờ người tài đến mà cần phải chủ động tìm kiếm, phát hiện, từ đó thu hút nhân tài. Cho rằng, thu hút và trọng dụng nhân tài là chưa đủ mà cần phải có chính sách tìm kiếm và phát hiện nhân tài, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng cũng đề nghị, cần làm rõ hơn khái niệm “nhân tài”, thiết kế một chương riêng về nội dung “Đào tạo, bồi dưỡng, phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”.

Cân đối, hài hòa các mục tiêu 

Một trong những mục tiêu sửa đổi Luật Thủ đô lần này là nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện Luật Thủ đô hiện hành, đồng thời có các cơ chế đặc thù, vượt trội cho sự phát triển của Thủ đô. ĐBQH Trương Thị Ngọc Ánh (TP. Cần Thơ) cho rằng, quy định tại dự thảo Luật lần này cần giải quyết được ba nhóm vấn đề lớn: thứ nhất, về xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính của cả nước, là “trái tim” của cả nước và cả nước vì Thủ đô; thứ hai, về xây dựng và phát triển một địa phương có những vấn đề đặc thù của một đô thị đặc biệt; thứ ba, xây dựng và phát triển Thủ đô là hạt nhân liên kết vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Trên cơ sở đó, đại biểu Trương Thị Ngọc Ánh nhận thấy, dự thảo Luật mới tập trung cho nhóm vấn đề thứ hai, các nhóm vấn đề thứ nhất và thứ ba chưa thực sự rõ nét và chưa có nhiều biện pháp hữu hiệu để thực hiện. Do đó, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu để bảo đảm cân đối, hài hòa các mục tiêu được đề ra khi xây dựng dự thảo Luật.

Về quy hoạch Thủ đô, đại biểu Trương Thị Ngọc Ánh nêu vấn đề, Hà Nội phát triển qua nhiều thời kỳ, nhất là từ khi sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội để mở rộng phạm vi không gian, có đủ điều kiện cho quy hoạch xây dựng và phát triển Thủ đô. Tuy nhiên, từ thực tiễn 15 năm qua cho thấy, quy hoạch Thủ đô chưa đạt được mục tiêu kỳ vọng. Trong đó, lộ trình thực hiện quy hoạch chưa phù hợp dẫn tới mỗi thời kỳ lại điều chỉnh, thay đổi, phát sinh nhiều vấn đề và tiềm ẩn rủi ro cho đời sống nhân dân tại các khu vực “làng trong phố” ở nội đô, như vấn đề phòng cháy chữa cháy, quản lý dân cư, không gian môi trường sống, cơ sở vật chất cho giáo dục và y tế...

Để phù hợp với mục tiêu Thủ đô của cả nước là hình ảnh của đất nước và nhằm phát triển Thủ đô thực sự đúng tầm, đại biểu Trương Thị Ngọc Ánh nhấn mạnh, quy hoạch và lộ trình thực hiện quy hoạch Thủ đô phải được phê duyệt và kiểm soát chặt chẽ. "Quy hoạch tổng thể Thủ đô với tầm nhìn chiến lược và lộ trình thực hiện phải do Trung ương chỉ đạo việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện", đại biểu đề xuất. 

Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hoà
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chiều 19.9, tại tỉnh Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Biên Hòa.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại TP. Biên Hoà, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, sáng 19.9, tại Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND phường Thống Nhất, TP. Biên Hoà.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia

Sáng 18.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh cùng Thường trực Ủy ban đã làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia do Chủ nhiệm Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia Wahyu Sanjaya làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Sáng 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự phiên họp thẩm tra dự án Luật Việc làm (sửa đổi); Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB; Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật Nhà giáo; Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB

Chiều 17.9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng, thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khó đến đâu gỡ đến đó, phải làm đến nơi đến chốn, kịp thời phục vụ nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ đặc biệt quan tâm 6 dự án Luật dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám theo quy trình tại một kỳ họp; các Bộ trưởng phải trực tiếp xem xét dự thảo Luật để bảo đảm chất lượng. Chúng ta xác định khó đến đâu gỡ đến đó, tắc đến đâu thông đến đó, phải làm đến nơi đến chốn để kịp thời phục vụ cho nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Sáng nay, 17.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng Đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng Đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 16.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 16.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 16.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp Đoàn đại biểu Hiệp hội kinh tế văn hóa Hàn Quốc - Việt Nam; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Vũng Tàu.