Cơ chế, chính sách phải đặc thù, vượt trội, đột phá, có tính lan tỏa

Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết theo hướng bảo đảm có các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, đột phá, có tính lan tỏa, không đưa vào Nghị quyết những chính sách có trong các luật khác hoặc không thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Cơ chế, chính sách phải đặc thù, vượt trội, đột phá, có tính lan tỏa -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu

Chính thức thực hiện mô hình chính quyền đô thị

Đánh giá việc xây dựng dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 119/2020/QH14 ngày 19.6.2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng là rất cần thiết, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, các cơ chế, chính sách không phải chỉ riêng cho Đà Nẵng, mà còn tạo điều kiện cho thành phố phát huy vai trò là đầu tàu, dẫn dắt phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, dự thảo Nghị quyết đang đề xuất, tiếp tục thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị đến hết ngày 31.6.2026; từ 1.7.2026 chấm dứt thí điểm mô hình chính quyền đô thị chuyển sang thực hiện chính thức. Tuy nhiên, theo Kết luận số 79-KL/TW ngày 13.5.2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 43 -NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có nêu: “nghiên cứu áp dụng chính thức và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị phù hợp”. Đồng thời, giao Ban cán sự Đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo trình cấp có thẩm quyền ban hành tổ chức thực hiện việc áp dụng chính thức mô hình chính quyền đô thị; giao Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo rà soát sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 119/2020/QH14 theo hướng thực hiện chính thức mô hình chính quyền đô thị.

Dẫn nội dung Kết luận 79-KL/TW, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nêu rõ, việc thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị đến hết ngày 31.6.2026 như dự thảo Nghị quyết đã phù hợp với nội dung Kết luận 79 - KL/TW hay chưa? Nếu tiếp tục thực hiện thí điểm, đồng nghĩa sẽ kết thúc thí điểm vào ngày 31.6.2026 - chúng ta phải có tổng kết, đánh giá việc thực hiện thí điểm có phù hợp hay không, để chuyển sang thực hiện chính thức?

Cơ chế, chính sách phải đặc thù, vượt trội, đột phá, có tính lan tỏa -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu

Trong khi đó, qua sơ kết 3 năm thực hiện mô hình thí điểm chính quyền đô thị tại TP. Đà Nẵng, Chính phủ đã có Báo cáo chính thức trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Sáu đánh giá mô hình này là phù hợp, phát huy hiệu quả, hiệu lực trên thực tế, đóng góp tích cực vào sự phát triển của thành phố. Nhấn mạnh kết quả này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nêu vấn đề, Chính phủ có kết luận như vậy, thì vì sao không đề xuất chuyển sang chính thức thực hiện mô hình chính quyền đô thị?

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị, chấm dứt thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị kể từ khi Nghị quyết mới của Quốc hội được thông qua và có hiệu lực.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, ngay từ tên dự thảo Nghị quyết cần được sửa theo đúng Kết luận của Bộ Chính trị, đó là: “Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng”. Theo đúng tên gọi này, thì cần thực hiện ngay việc tổ chức chính quyền đô thị, tức là chuyển sang chính thức luôn, không tiếp tục thực hiện thí điểm và thí điểm một số cơ chế, chính sách mới, trong đó có sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 119/2020/QH14.

Phân cấp về thẩm quyền phải gắn với phân cấp về trình tự, thủ tục

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng lưu ý, để dự thảo Nghị quyết thực sự khả thi, cần có quy định chuyển tiếp đối với những nội dung đang thực hiện theo Nghị quyết 119/2020/QH14. Nội dung nào kết thúc, nội dung nào chính sách thay đổi cần được làm rõ.

Lưu ý, dự thảo Nghị quyết phân cấp cho Đà Nẵng rất nhiều quyền hạn, nhưng nếu việc phân cấp không được rà soát kỹ lưỡng, kèm theo các thủ tục, điều kiện thì không thể làm được, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị phân cấp về thẩm quyền phải gắn với phân cấp về trình tự, thủ tục.

Dẫn ví dụ thực tế từ “phân cấp việc nuôi trồng thủy sản ngoài 6 hải lý giao cho UBND tỉnh quyết, nhưng theo thủ tục trong Nghị định của Chính phủ, thì ngoài 6 hải lý phải do bộ thực hiện - nghĩa là địa phương không quyết được, vì không có thủ tục”, Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, rất cần thiết bảo đảm nội dung phân cấp, ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phù hợp với nội dung phân cấp về thẩm quyền trong Nghị quyết của Quốc hội, để Nghị quyết đi vào cuộc sống.

Cơ chế, chính sách phải đặc thù, vượt trội, đột phá, có tính lan tỏa -0
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu

Dự thảo Nghị quyết cũng bổ sung thẩm quyền của HĐND TP. Đà Nẵng quyết định số lượng cán bộ, công chức làm việc tại phường, xã. Trong Tờ trình của Chính phủ có nêu, số lượng cán bộ, công chức làm việc ở phường, xã bảo đảm theo quy định của Nghị định số 33/2023/NĐ - CP của Chính phủ về cán bộ, công chức cấp xã. Như vậy, quy định này không phải là chính sách mới. Chỉ rõ điều này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu vấn đề, trong Nghị định 33/2023/NĐ - CP giao quyền cho UBND thành phố, chứ không phải HĐND thành phố. Nếu quy định theo trần và các tiêu chí của Nghị định 33/2023/NĐ - CP là thực hiện theo pháp luật hiện hành, chứ không có gì đặc thù.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị, phải làm rõ quy định đặc thù ở đây là gì? Nếu có quy định đặc thù thì phải giao quyền chủ động hơn cho HĐND TP. Đà Nẵng, cụ thể là phải căn cứ quy mô dân số, hoạt động kinh tế, đặc điểm địa bàn để quyết định cơ cấu, số lượng cán bộ công chức tại xã, phường như tinh thần Nghị quyết số 98/2023/QH15 với TP. Hồ Chí Minh.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, thể chế đầy đủ chủ trương của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số43-NQ/TW ngày 24.1.2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, bảo đảm có các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, đột phá, có tính lan tỏa, đồng thời khắc phục hạn chế, vướng mắc khi thực hiện Nghị quyết 119/2020/QH14, không đưa vào Nghị quyết những chính sách có trong các luật khác hoặc không thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Đối với các chính sách thực sự cần thiết, chưa phù hợp với chủ trương của Đảng phải xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền, lưu ý rà soát, đối chiếu với Nghị quyết 27 - NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, các quy định về tiền lương, thu nhập tăng thêm; Nghị quyết 18 - NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đối với các quy  định có liên quan đến tổ chức bộ máy và biên chế.

Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần rà soát để đánh giá tác động đầy đủ, đặc biệt là chính sách mới; từng chính sách phải có điều kiện để thực hiện, gắn trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, không hợp thức hóa các sai phạm, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, bảo đảm lợi ích chính đáng của người dân, hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư.

Quốc hội và Cử tri

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng
Diễn đàn Quốc hội

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Báo cáo của Chính phủ cần phân tích, làm rõ hơn về công tác phòng, chống tiêu cực. Cụ thể, cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng; trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá với công tác này.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Điều kiện cần và đủ là phát triển giao thông công cộng

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng khẳng định, quy định pháp luật về việc hạn chế phương tiện giao thông tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã có. Song điều kiện cần và đủ vẫn là phát triển phương tiện giao thông công cộng. Chỉ khi nào phương tiện giao thông công cộng đáp ứng được ít nhất 50 - 70% nhu cầu thì mới hạn chế phương tiện cá nhân vào thành phố.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc của Đoàn giám sát với Chính phủ
Xây dựng luật

Do quy định pháp luật hay quá trình thực hiện?

Tại cuộc làm việc với Chính phủ về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2030”, các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị, cần làm rõ vướng mắc trong quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội hiện nay do quy định pháp luật hay quá trình thực hiện?

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh giám sát công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tại Vân Đồn
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh giám sát công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tại Vân Đồn

Đoàn Giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn vừa tổ chức giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tại huyện Vân Đồn giai đoạn 2018 - 2024.

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh kiểm tra, nắm bắt tình hình thực tế trên vùng biển huyện Vân Đồn.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Điều chỉnh một số quy định đối với các địa phương tuyến đảo đặc thù

Khảo sát thực tế và làm việc với các địa phương, đơn vị trên địa bàn huyện Vân Đồn và Cô Tô, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh nhận định nhiều vấn đề liên quan đến chính sách, pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường cần phải kiến nghị điều chỉnh. Trong đó, có việc đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác này, nhất là đối với các địa phương tuyến đảo đặc thù…

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Chậm xử lý văn bản trái pháp luật

Số lượng văn bản có quy định trái pháp luật vẫn chiếm tỷ lệ cao, nhưng đến nay mới chỉ xử lý được 80/138 văn bản, số văn bản chưa được xử lý là 58 văn bản. Đề nghị Chính phủ nêu rõ nguyên nhân đến nay còn 58/138 văn bản trái pháp luật chưa được xử lý. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã đặt vấn đề này tại phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến vào Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả

Sáng 18.9, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Cẩm Phả.

Quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư.
Chính sách và cuộc sống

Bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và Luật Đấu thầu; trong đó, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt - đây được coi là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư lần này và sẽ giúp rút ngắn rất nhiều thời gian thực hiện dự án.

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật
Quốc hội và Cử tri

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, phải đổi mới việc triển khai và kiểm tra thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội một cách “tới nơi, tới chốn”. Tinh thần là chỗ nào làm tốt thì phải biểu dương, khen thưởng kịp thời, chỗ nào làm chưa tốt phải có phê bình, kiểm điểm.

Cấp bách nhưng không được nóng vội
Chính sách và cuộc sống

Cấp bách nhưng không được nóng vội

“Chúng tôi đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo cấp cao là phải tập trung rà soát, xây dựng để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực làm sao để có thể thông qua tại một kỳ họp”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tại Phiên họp ngày 12.9 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ảnh minh họa
Lập pháp

Vướng mắc do thiếu văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền địa phương

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, hầu hết văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 thuộc thẩm quyền của địa phương hiện chưa được ban hành. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các luật bởi nhiều nội dung quan trọng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương.

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân

Chiều 16.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh Phạm Công Thành đồng chủ trì hội nghị.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai
Quốc hội và Cử tri

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai

Ngày 16.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão tại Khu liên hợp thể thao Quảng Ninh.

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động
Quốc hội và Cử tri

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan trung ương" ngày 29.8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, xây dựng Đảng về đạo đức gắn với xây dựng văn hóa liêm chính, coi văn hóa liêm chính là nền tảng xây dựng ý thức và đạo đức của cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực. Theo PGS.TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, đây là thông điệp mạnh mẽ, rằng văn hóa liêm chính không chỉ là khẩu hiệu, mà phải dẫn lối cho mọi hành động và quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Phiên họp thứ 2 Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát Quốc hội và HĐND
Quốc hội và Cử tri

Công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin

Năm 2010 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, những phiên giải trình tại phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức thực hiện. Vào thời điểm đó, phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc về chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và phiên giải trình của Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội) về chuẩn nghèo và tình hình thực hiện các chính sách về giảm nghèo được thí điểm tổ chức đã mở ra một phương thức mới trong việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hành chính. Nguồn: lsvn.vn
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm người không thi hành án hành chính

Các chế tài xử lý hành chính thế nào khi người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp với các cơ quan tư pháp? Có chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp, thậm chí không cung cấp thông tin và khi thi hành án là không tự giác thi hành án. Việc đấy phải có chế tài xử lý cho nghiêm.