Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II:

Chuyển từ gắn kết sang hợp tác toàn diện với doanh nghiệp

ĐBND - Cùng với các chủ trường đào tạo mang tính truyền thống, giờ đây, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II còn xác định doanh nghiệp là chủ thể đào tạo. Từ đó, đưa sự gắn bó giữa hai bên trở thành sự hợp tác toàn diện.

Không chỉ gắn bó chặt chẽ với doanh nghiệp; chủ trương đào tạo phải gắn với nhu cầu doanh nghiệp, nhu cầu xã hội thông qua việc mời các doanh nhân, các cán bộ quản lý, các chuyên gia có trình độ, có tâm huyết với giáo dục nghề nghiệp đến từ các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan tham gia giảng…; Cùng với đó, xác định doanh nghiệp như một chủ thể đào tạo là chủ trương mới của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II.

Đây cũng là nội dung chính của Hội thảo Hợp tác toàn diện giữa nhà trường và doanh nghiệp do Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II tổ chức mới đây.

Chuyển từ gắn kết sang hợp tác toàn diện với doanh nghiệp -0
TS. Nguyễn Thị Hằng - Chủ tịch Hội đồng cố vấn Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II phát biểu tại Hội thảo.

“Chênh” lớn giữa cung - cầu lao động

Theo Phó Chánh Văn phòng, Trưởng Đại diện Văn phòng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Anh Thắng, sau đại dịch Covid-19, các hoạt động đã được khôi phục trở lại, tỷ lệ tham gia lao động và tiền lương của người lao động đã tăng lên. Tuy nhiên, hiện cung lao động chưa đủ cầu; tình trạng chênh lệch cung - cầu lao động rất lớn. Số lao động chưa qua đào tạo chiếm phần lớn và có tới 75% lao động chưa có chứng chỉ, chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Chuyển từ gắn kết sang hợp tác toàn diện với doanh nghiệp -0
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Chính vì vậy, “Hội thảo Hợp tác toàn diện giữa Nhà trường và doanh nghiệp sẽ là tiền đề cho các cơ sở GDNN khác tiếp tục phát huy gắn kết với doanh nghiệp để đào tạo nghề đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, góp phần lớn vào đảm bảo kết nối cung - cầu lao động trong bối cảnh phát triển kinh tế hoà nhập hậu Covid-19” - ông Phạm Anh Thắng nói .

Hội thảo cũng ghi nhận ý kiến đóng góp của nhiều doanh nghiệp. Trong đó, các ý kiến tập trung vào việc làm sao để sự hợp tác đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp đạt hiệu quả nhất.

Giám đốc Dịch vụ của Công ty Toyota Biên Hoà (Đồng Nai) Huỳnh Tấn Thuyết cho rằng, là cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), nhà trường nên tập trung nhiều hơn vào kiến thức quy trình, huấn luyện kỹ năng cho sinh viên; tăng cường liên kết để doanh nghiệp tham gia trực tiếp và giảng dạy tại nhà trường. Đồng thời, giáo viên của nhà trường cũng nên thường xuyên đến doanh nghiệp để tìm hiểu về công nghệ, kỹ thuật vận hành máy móc hiện đại… từ đó, cùng nhau xây dựng giáo trình phù hợp nhất để đào tạo sinh viên có tay nghề chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Chuyển từ gắn kết sang hợp tác toàn diện với doanh nghiệp -0
PGS. TS Bùi Văn Hưng, Hiệu trưởng Nhà trường trao Thẻ giảng viên cho các doanh nghiệp.

Đồng quan điểm với ông Thuyết, Giám đốc Công ty TNHH B And I Automation Electrial Dương Tấn Cương cho rằng, khi nhà trường đưa sinh viên tới doanh nghiệp thực tập, giáo viên, giảng viên phải cùng đồng hành cùng sinh viên, làm việc, vận hành thiết bị công nghệ, máy móc tại doanh nghiệp. Làm được điều này, nhà trường sẽ thành công trong việc đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nâng cao được vị thế của mình; sinh viên được nâng cao kiến thức và cơ hội tìm được việc làm phù hợp; doanh nghiệp tuyển dụng được nhân lực đúng theo nhu cầu “ba bên cùng chiến thắng”.

Đào tạo để vào việc luôn!

Chuyển từ gắn kết sang hợp tác toàn diện với doanh nghiệp -0
PGS. TS Bùi Văn Hưng, Hiệu trưởng Nhà trường ký hợp tác toàn diện với doanh nghiệp

Đồng tình với các ý kiến của doanh nghiệp, ông Đặng Minh Sự, Trưởng phòng GDNN, Sở Lao động, thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh nhận định, để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, nhà trường phải hợp tác với doanh nghiệp khai thác trang thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại tại doanh nghiệp cho việc đào tạo nghề. Đào tạo phải để sinh viên ra trường luôn tự tin, năng động và bắt tay vào làm việc luôn chứ không để doanh nghiệp phải mất thời gian đào tạo lại. Ông Đặng Minh Sự kỳ vọng, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II là nơi đào tạo ra đội ngũ lao động tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu lao động của thành phố và các tỉnh lân cận.  

Bày tỏ quyết tâm cũng như chủ trương hành động xuyên suốt của nhà trường, PGS.TS Bùi Văn Hưng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II cho biết, từ lâu nhà trường đã coi doanh nghiệp là thành tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của mình. Chính sự gắn bó chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp đã đưa nhà trường trở thành 1 trong 3 cơ sở GDNN thực hiện thành công thí điểm tự chủ theo yêu cầu của Chính phủ. Nay, trong bối cảnh đất nước đang phục hồi và phát triển, sự gắn kết này càng trở nên quan trọng, giúp nhà trường có cơ hội tiếp cận công nghệ mới, điều chỉnh, cập nhật chương trình theo hướng phù hợp thực tế sản xuất và đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng, còn các doanh nghiệp có cơ hội tuyển chọn nguồn nhân lực phù hợp, có chất lượng và sẵn sàng nguồn nhân lực. Đặc biệt, việc hợp tác đào tạo nghề cũng giúp học sinh, sinh viên được thực tập tại các doanh nghiệp hợp tác với nhà trường, có nhiều cơ hội việc làm trong nước và nước ngoài.

Chuyển từ gắn kết sang hợp tác toàn diện với doanh nghiệp -0
Các doanh nghiệp ký kết hợp tác toàn diện với nhà trường

“Chúng tôi xác định: Doanh nghiệp là chủ thể đào tạo, chủ trương nhà trường là đào tạo phải gắn với nhu cầu doanh nghiệp, nhu cầu xã hội thông qua việc mời các doanh nhân, các cán bộ quản lý, các chuyên gia có trình độ, có tâm huyết với giáo dục nghề nghiệp đến từ các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan tham gia giảng dạy” – PGS. TS Bùi Văn Hưng nói.

Khi tham gia làm giảng viên doanh nghiệp/giảng viên thực hành của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II, giảng viên doanh nghiệp được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (đối với người chưa có chứng chỉ sư phạm); được tham gia các hoạt động học thuật, giảng dạy, tư vấn, hướng dẫn sinh viên của Trường; được cấp thẻ Giảng viên Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II; được hưởng quyền lợi khi tham gia giảng dạy. Thù lao giảng dạy được hưởng theo mức chuyên gia.

Cũng tại Hội thảo, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II đã ký kết hợp tác toàn diện giữa nhà trường và doanh nghiệp và tổ chức lễ Trao thẻ Giảng viên doanh nghiệp.

Giáo dục

Nghiên cứu thấu đáo để xây dựng Luật Học tập suốt đời
Giáo dục

Nghiên cứu thấu đáo để xây dựng Luật Học tập suốt đời

Trong nền kinh tế tri thức và bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc học tập suốt đời càng trở nên quan trọng. Đã đến lúc xây dựng luật về học tập suốt đời, song các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý… cho rằng, cần nghiên cứu một cách thấu đáo cơ sở chính trị, pháp lý, khoa học, thực tiễn… để đưa ra các chính sách phù hợp, khả thi.

Đề nghị ưu tiên bố trí kinh phí cho giáo dục nghề nghiệp
Chính trị

Đề nghị ưu tiên bố trí kinh phí cho giáo dục nghề nghiệp

Chiều 1.10, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và dự kiến chương trình công tác năm 2025; tình hình phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và trẻ em. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh chủ trì cuộc làm việc.

Hà Nội: Tổ chức đa dạng các hoạt động trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời 2024
Giáo dục

Hà Nội: Tổ chức đa dạng các hoạt động trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời 2024

Theo kế hoạch của UBND Thành phố Hà Nội, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 diễn ra từ ngày 1.10 đến ngày 7.10. Trong thời gian này, Hà Nội sẽ tổ chức hội sách để giới thiệu sách mới; hội thảo chia sẻ kinh nghiệm đổi mới thư viện trường học, phát triển văn hóa đọc trong cơ sở giáo dục, cộng đồng...

 Xúc động câu chuyện trong bão số 3 tại chương trình phát động nâng bước em tới trường
Giáo dục

Xúc động câu chuyện trong bão số 3 tại chương trình phát động nâng bước em tới trường

Sáng 30.9, báo Tiền Phong phối hợp Trường THCS Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) tổ chức lễ phát động Chương trình “Cùng Tiền Phong nâng bước em tới trường” với sự tham gia của 1.500 học sinh 3 trường học gồm: THCS Cầu Giấy, THCS - THPT Nguyễn Siêu, Tiểu học Nguyễn Viết Xuân và đại diện hàng chục trường học trên toàn thành phố. 

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam: Vừa thiếu, vừa yếu lại thêm nguyên tắc “có vào thì sẽ có ra”
Giáo dục

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam: Vừa thiếu, vừa yếu lại thêm nguyên tắc “có vào thì sẽ có ra”

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN cho biết, mỗi năm chỉ tuyển được khoảng 30% chỉ tiêu nghiên cứu sinh, bên cạnh đó phương châm đào tạo còn lỏng lẻo. Ngoài ra, kinh phí dành cho đào tạo sau đại học, trong đó có đào tạo NCS thấp, và rất thấp so với các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Khởi công xây dựng Tòa nhà Trung tâm điều hành Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc
Giáo dục

Khởi công xây dựng Tòa nhà Trung tâm điều hành Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc

Ngày 27.9, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình Tòa nhà Trung tâm điều hành - Khu trung tâm ĐHQGHN thuộc Dự án “Phát triển các đại học quốc gia Việt Nam - Tiểu dự án ĐHQGHN”. Công trình được xây dựng bằng nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Thế giới.

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Từng bước thí điểm và nhân rộng
Video

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Từng bước thí điểm và nhân rộng

Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức tọa đàm “Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?”. Tọa đàm nhằm ghi nhận ý kiến đánh giá của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về thực trạng hoạt động dạy và học tiếng Anh tại các trường học ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, đề xuất giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị.