Chuyển hồ sơ sang Công an điều tra vụ Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất thiếu quản lý để Công ty Lý Tuấn tự ý vận chuyển hàng nghìn mét khối đá đi bán

Hơn 167 ngàn m3 đá không hóa đơn, chứng từ tập kết tại cảng Kỳ Hà được cho là có nguồn gốc từ việc cải tạo, san nền của dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát 2.

Quản lý sơ sài, thiếu giám sát

Theo công văn mới nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi gửi UBND tỉnh này cũng như một số ngành chức năng, sau khi nhận thông tin đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra thực địa các khu vực do Công ty TNHH Lý Tuấn vận chuyển và lưu chứa khoáng sản đất, đá tại Khu du lịch Thiên Đàng (Bãi Phi Long) và khu vực cảng Kỳ Hà.

Hàng ngàn m3 đá không hóa đơn, chứng từ tập kết ở Kỳ Hà: Nhiều sai phạm cần làm rõ (bài 2) -0
Hàng trăm ngàn m3 đá là tài sản của nhà nước đang bị bán ra ngoài. Ảnh: HAD

Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 (gọi tắt là dự án Hòa Phát 2) được Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi chấp thuận chủ trương đầu tư. Đồng thời, chấp thuận nhà đầu tư lần đầu tại Quyết định số 108 năm 2021 cho Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất; điều chỉnh lần 1 vào tháng 12.2021; điều chỉnh lần 2 vào tháng 2.2023; điều chỉnh lần 3 vào tháng 7.2023.

Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại quyết định số 2664 ngày 31.12.2021), tổng khối lượng đất, đá hỗn hợp hạ cao độ nền khoảng 12,3 triệu m3.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án, theo báo cáo của Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất, tổng khối lượng đất, đá thải từ dự án theo hồ sơ thiết kế san nền là 19,8 triệu m3. Trong đó khối lượng đã thực hiện là 18,1 triệu m3.

Liên quan đến khối lượng đá do Công ty TNHH Lý Tuấn vận chuyển và tập kết khoáng sản đá tại khu vực cảng Kỳ Hà (xã Tam Quang, Núi Thành) theo thông tin của Công an tỉnh Quảng Nam có nguồn gốc từ dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát 2 (xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn) dư thừa trong quá trình hạ độ cao để triển khai thi công dự án. Số khoáng sản này được Công ty Hòa Phát ký hợp đồng vận chuyển với Công ty Lý Tuấn và một số đơn vị khác để vận chuyển khối lượng đất, đá dư thừa đến tập kết tại bãi chứa Phi Long thuộc Khu du lịch Thiên Đàng (chưa hoàn chỉnh các hồ sơ thủ tục liên quan đến bãi chứa và chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép đổ thải).

Theo báo cáo của Công ty Hòa Phát tại báo cáo số 552 ngày 5.4 về việc tổng hợp báo cáo khối lượng vật liệu xây dựng thông thường thì toàn bộ khối lượng 363 ngàn m3 đá dư thừa tập kết tại Khu du lịch Thiên Đàng (bãi chứa Phi Long) không thuộc khối lượng đá vật liệu xây dựng thông thường đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp giấy phép khai thác khoáng sản trong diện tích dự án. Hiện tại, tỉnh chưa cho phép tổ chức, cá nhân nào được phép khai thác, vận chuyển, kinh doanh, mua bán và sử dụng.

Căn cứ theo quy định của Luật khoáng sản và các văn bản pháp luật liên quan thì khối lượng đá tập kết tại Khu du lịch Thiên Đàng nêu trên là tài sản thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Do đó, việc Công ty Lý Tuấn vận chuyển khối lượng hơn 167.000m3 từ đây ra tập kết tại Cảng Kỳ Hà với mục đích đề xuất bán là không đúng theo quy định của pháp luật, có dấu hiệu vận chuyển, kinh doanh, mua bán và sử dụng tài sản thuộc thẩm quyền quản lý của Nhà nước.

Cần làm rõ các sai phạm

Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi cho rằng, cần làm rõ hai nội dung trong vụ việc này. Thứ nhất, việc Công ty Hòa Phát vận chuyển khối lượng đất, đá dư thừa trong quá trình triển khai dự án Hòa Phát 2 để tập kết tại Khu du lịch Thiên Đàng khi chưa hoàn chỉnh các hồ sơ thủ tục liên quan đến bãi chứa và chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép đổ thải;

Hàng ngàn m3 đá không hóa đơn, chứng từ tập kết ở Kỳ Hà: Nhiều sai phạm cần làm rõ (bài 2) -0
UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chuyển hồ sơ vụ việc này sang cơ quan công an tỉnh điều tra, làm rõ

Thứ hai, việc Công ty Lý Tuấn khai thác, vận chuyển, kinh doanh, mua bán và sử dụng đối với khối lượng 167.000m3 tập kết tại cảng Kỳ Hà khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.

Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi cho rằng, hai vấn đề trên vượt quá thẩm quyền và chức năng nhiệm vụ của Sở. Vì vậy, Sở đề nghị UBND tỉnh xem xét, giao cơ quan chức năng tiến hành điều tra, xác minh để làm rõ các nội dung liên quan nêu trên. Nếu phát hiện vi phạm thì xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan để giải quyết. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các đơn vị tạm giữ toàn bộ khối lượng đá đã tập kết tại hai bãi chứa đang lưu chứa tại khu vực cảng quân sự Kỳ Hà để xử lý theo quy định.

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân về các nội dung trên, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn cho biết, đã chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan công an điều tra, làm rõ.

*Liên quan đến vụ việc này, Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục theo dõi, thông tin việc xử lý các sai phạm tới bạn đọc và cử tri cả nước.

Kinh tế

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

21 ngành bị ảnh hưởng nếu ngành bia suy giảm

Chiều 25.11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương phối hợp với Hiệp hội Bia, Rượu, Nước giải khát tổ chức hội thảo công bố "Báo cáo đánh giá tác động của việc điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia Việt Nam".

Giếng khoan GK-61: Khơi nguồn dòng khí công nghiệp
Kinh tế

Giếng khoan GK-61: Khơi nguồn dòng khí công nghiệp

Giếng khoan GK-61, nằm tại xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, được biết đến như "Giếng tổ" trong ngành dầu khí Việt Nam. Đây là giếng khoan tìm kiếm dầu khí đầu tiên trên cấu tạo mỏ Tiền Hải C, cũng là nơi phát hiện dòng khí công nghiệp đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công tác tìm kiếm và thăm dò dầu khí tại Việt Nam, sau hơn 15 năm lao động vất vả, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao trình độ của thế hệ dầu khí đầu tiên.

Xanh hóa, số hóa ngành dệt may Việt Nam
Kinh tế

Xanh hóa, số hóa ngành dệt may Việt Nam

Nhằm cải thiện khả năng thích ứng với công nghệ mới, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) tích cực thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030; từ năm 2031 - 2035, phát triển hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp hỗ trợ có tín hiệu tích cực
Kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp hỗ trợ có tín hiệu tích cực

Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và giảm thiểu tác động môi trường, TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách khuyến khích sản xuất xanh, áp dụng công nghệ hiện đại. Đồng thời, phát triển các nhà máy thông minh.

Chương trình ưu đãi “Chi tiêu thả ga, hoàn tiền tối đa” dành cho chủ thẻ tín dụng quốc tế của LPBank đang có mức hoàn tiền lên đến 20%.
Tài chính

Thẻ tín dụng LPBank - "Bí kíp" chi tiêu thông minh cuối năm

Mùa mua sắm cuối năm đang đến gần, kéo theo nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng tăng cao. Trong bối cảnh đó, thẻ tín dụng ngày càng khẳng định vị thế là công cụ thanh toán hiện đại, tiện lợi và mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Nắm bắt xu hướng này, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) mang đến giải pháp tài chính tối ưu với những ưu đãi vượt trội từ thẻ tín dụng quốc tế, giúp khách hàng tận hưởng trọn vẹn niềm vui mua sắm cuối năm mà vẫn kiểm soát tốt ngân sách của mình.

ABBANK khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học
Thị trường

ABBANK khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học

Tuân thủ Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) thông báo đến khách hàng về yêu cầu bắt buộc thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học cho tất cả các giao dịch tài khoản trực tuyến và giao dịch thẻ tại Ngân hàng từ ngày 1.1.2025.

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam
Doanh nghiệp

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Ngày 22.11.2024, tại Hà Nội, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã ký kết biên bản thống nhất hợp tác về logistics trong giao dịch hàng hóa. Đây được xem là bước ngoặt quan trọng, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

Cần đánh giá kỹ tác động khi tăng thuế
Kinh tế

Cần đánh giá kỹ tác động khi tăng thuế

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) quy định thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với mặt hàng thuốc lá, đồng thời quy định lộ trình tăng mức thuế tuyệt đối đối với các mặt hàng thuốc lá. Nhiều ý kiến cho rằng, hút thuốc lá có hại cho sức khỏe nên thuốc lá là sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết. Tuy nhiên, cần đánh giá kỹ tác động về kinh tế - xã hội nhiều chiều để có lộ trình phù hợp khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm này.

Yếu tố xã hội (S) trong ESG ngày càng quan trọng trong lĩnh vực bất động sản
Kinh tế

Giá trị xã hội trong các dự án bất động sản

Yếu tố xã hội (S) đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong lĩnh vực bất động sản. Làm thế nào để các nhà đầu tư tạo ra những dự án không chỉ thân thiện với môi trường mà còn góp phần xây dựng các cộng đồng đa dạng, năng động, và bảo đảm bình đẳng xã hội? Việc này bao gồm cung cấp nhà ở giá cả phải chăng, mở rộng quyền tiếp cận dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục và tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Hài hòa lợi ích để đạt mục tiêu kép

Tuần qua, khi thảo luận tổ về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH nhấn mạnh yêu cầu hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Đây là bài toán khó nhưng phải giải cho được để đạt mục tiêu kép: kiểm soát tiêu dùng và tạo nguồn thu ngân sách mà không làm tổn hại đến doanh nghiệp, người dân, cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội.

Chìa khóa phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
Kinh tế

Chìa khóa phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Theo ý kiến của các chuyên gia, để đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam; cần triển khai đồng bộ các giải pháp từ hoàn thiện chính sách, xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi và chú trọng vào hợp tác quốc tế.

Để "ba nhà" không còn chịu thiệt
Kinh tế

Để "ba nhà" không còn chịu thiệt

Theo các chuyên gia, "ba nhà" ở đây là Nhà nước, nhà nông và doanh nghiệp trong nước đã cùng chịu thiệt suốt 10 năm qua khi phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo quy định của Luật thuế 71.