Chuyên gia dịch tễ: Số ca Covid-19 thực tế cao hơn số được công bố hàng ngày

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, số ca nhiễm Covid-19 thực tế cao hơn số ca được công bố hàng ngày, lý do là có nhiều người mắc bệnh, có triệu chứng nhưng không đi xét nghiệm, tự test và tự điều trị tại nhà.

Dịch Covid-19 đang nóng trở lại trong những ngày gần đây. Theo thống kê của Bộ Y tế, trong vòng 4 ngày từ 8.4 đến 11.4, cả nước phát hiện 462 ca Covid-19 mới.

Tại Hà Nội, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết chỉ tính riêng ngày 10.4 đã tiếp nhận hàng chục bệnh nhân mắc Covid-19, đa số phải thở oxy. Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho thấy, trong tuần qua địa phương đã ghi nhận 67 ca mắc Covid-19, tăng 44 trường hợp so với tuần trước.

Tại Lào Cai, UBND tỉnh cho biết trên địa bàn huyện Văn Bàn vừa ghi nhận 52 ca mắc Covid-19 tại trường THCS thị trấn Khánh Yên. UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu Sở Y tế tăng cường công tác giám sát dịch bệnh tại nơi đông người, giám sát các khu công nghiệp, giám sát trường học…; kiểm soát tốt các ổ dịch, nhanh chóng khoanh vùng, dập tắt ổ dịch không để các ca bệnh lây lan rộng ra cộng đồng.

Trước tình hình dịch Covid-19 có nhiều diễn biến mới, nhiều trường học đã có phương án phòng, chống dịch bệnh theo mùa, thậm chí sẵn sàng phương án dạy học trực tuyến nếu có ca mắc là học sinh.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, số ca Covid-19 tăng trong giai đoạn này có thể do miễn dịch của người sau tiêm vắc xin hoặc từng nhiễm đã giảm.

Bên cạnh đó, thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển, nhiều người cũng lơ là không đeo khẩu trang nên lây nhiễm bệnh.

PGS.TS Trần Đắc Phu đưa ra nhận định, số ca nhiễm thực tế cao hơn số ca được công bố hàng ngày, lý do là có nhiều người mắc bệnh, có triệu chứng nhưng không đi xét nghiệm, tự test và tự điều trị tại nhà.

Chuyên gia dịch tễ: Số ca Covid-19 thực tế cao hơn số được công bố hàng ngày -0
Khử khuẩn phòng chống dịch Covid-19

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, virus chưa mất đi mà vẫn tồn tại và lây lan trong cộng đồng. Do đó, người dân nên tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn bằng xà phòng…

Về vấn đề phòng chống dịch tại các trường học, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng “nguy cơ đến đâu giải quyết đến đó”. “Học sinh nào bị mắc Covid thì nghỉ, còn các học sinh khác cần thực hiện nghiêm đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, không tiếp xúc với những học sinh bị nhiễm bệnh”, ông Phu nói.

Từ thực tế dịch Covid-19 như làn sóng “giảm rồi lại tăng”, ông Phu kiến nghị Bộ Y tế cần đánh giá chính xác nguy cơ, phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để có phương hướng công bố dịch bệnh phù hợp tình hình. Cùng với đó, chiến lược tiêm vắc xin phòng Covid-19 cũng cần được nghiên cứu, hướng tới bảo vệ nhóm nguy cơ (người già, bệnh nền, suy giảm miễn dịch…).

Trước đó, thông tin về tình hình dịch Covid-19 hiện nay, Bộ Y tế đánh giá dịch Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác cơ bản vẫn đang được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, thế giới vẫn tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn, có khả năng lây lan nhanh hơn, có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến số mắc, số ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát.

Do đó, Bộ Y tế đã xây dựng “Phương án bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch Covid-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế” để sẵn sàng triển khai, thực hiện khi xảy ra.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17.3.2022 của Chính phủ về Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 và Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11.10.2021 quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Theo đó, phòng chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro; bảo đảm hài hòa, chặt chẽ, hiệu quả giữa các biện pháp phòng, chống dịch với các biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

Sức khỏe

Căng mình chống dịch sởi
Kinh tế - Xã hội

Căng mình chống dịch sởi

Dịch sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trẻ bị suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn phải thở máy, thậm chí xuất hiện bão Cytonkine, tạo ra quá nhiều tín hiệu viêm, dẫn đến suy tạng và nhiều hệ lụy sức khỏe nan y khác, rất nguy hiểm. 
Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương nhiều ngày nay đã dành toàn bộ giường và không gian cho bệnh nhi mắc sởi. Trong đó 1/3 số bệnh nhi bị suy hô hấp phải thở máy, một số trẻ tiến triển nặng nhanh, suy đa cơ quan, xuất hiện “bão Cytokine”.

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần
Sức khỏe

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần

Sở Y tế vừa ban hành kế hoạch 1487/KH-SYT về bảo vệ sức khoẻ tâm thần trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để giảm tỷ lệ mắc, tái phát các rối loạn tâm thần, giảm tỷ lệ tử vong, tàn tật và tổn hại kinh tế, tâm lý xã hội do bệnh tâm thần gây ra.

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện
Sức khỏe

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện

Ngày 5.4, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác y tế toàn diện giữa hai đơn vị giai đoạn 2025 – 2030. Sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác y tế giữa hai bệnh viện đầu ngành tại Việt Nam, hướng đến nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh.

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025

Kết thúc tháng 3.2025, 22 phường, xã thuộc Quận 1, Quận 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện để công bố hết dịch sởi. Đây là thành quả và tiền đề rất lớn để TP. Hồ Chí Minh chủ động và kiên trì trong công tác phòng chống dịch bệnh của ngành y tế, từ đó quyết tâm kết thúc dịch Sởi ngay trong quý II này.

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen
Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen

Theo thông báo từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đưa ra mới đây, 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) của công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TP.Hồ Chí Minh được đề nghị tạm dừng lưu thông và sử dụng do vi phạm quy định về ghi nhãn.

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.