Chuyển đổi số hướng đến nền y tế thông minh, hiện đại

Trong Quyết định Phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ ngày 3.6.2020 nêu rõ, y tế là một trong số lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số hàng đầu. Do đó, ngành y tế đã tập trung triển khai, áp dụng hồ sơ sức khỏe điện tử và thực hiện kết nối chia sẻ dữ liệu với cơ sở quốc gia về dân cư; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác khám chữa bệnh; triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chip, thanh toán không dùng tiền mặt;... hướng đến nền y tế thông minh, hiện đại.

Đối tượng thụ hưởng là người dân

Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế mang đến nhiều cải tiến cho việc quản lý sức khỏe và cung cấp dịch vụ chăm sóc. Nhờ ứng dụng của công nghệ, nhà quản lý y tế có thể triển khai hiệu quả công tác điều phối, giám sát, cảnh báo và dự báo về các vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dân. Giúp tăng cường khả năng phát hiện và đối phó với các vấn đề sức khỏe cộng đồng một cách nhanh chóng, chính xác.

Đồng thời, việc áp dụng các ứng dụng và hệ thống trực tuyến giúp giảm bớt thủ tục phức tạp, thời gian xếp hàng, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thuận tiện hơn cho người dân. Điều này cũng tăng cường sự tiếp cận và hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ y tế.

Chuyển đổi số hướng đến nền y tế thông minh, hiện đại -0
Chuyển đổi số trong công tác khám, chữa bệnh từ xa giúp y tế sơ xử lý kịp thời các ca bệnh khó. Ảnh: ITN

Hơn nữa, chuyển đổi số cung cấp nhiều ứng dụng hữu ích cho nhà quản lý bệnh viện và cơ sở y tế. Các ứng dụng này giúp quản lý việc tuân thủ quy trình, phác đồ điều trị của nhân viên y tế, đồng thời triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cho người bệnh và nhân viên y tế.

Chuyển đổi số y tế đặt mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tương tác dễ dàng với các nhân viên y tế để phản ánh và nhận hướng dẫn, cũng như quản lý sức khỏe cá nhân thông qua kết nối và liên thông các dữ liệu sức khỏe với các cơ sở khám, chữa bệnh. Mục tiêu cuối cùng là bảo đảm mỗi người dân đều sở hữu hồ sơ sức khỏe điện tử.

Chuyển đổi số tổng thể, toàn diện

Mặc dù vậy, chuyển đổi số cũng tồn tại một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết như nhiều địa phương, đơn vị chưa thực sự quan tâm đến việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số y tế; nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT tại các đơn vị còn thiếu và yếu do thiếu cơ chế tài chính, nguồn lực đầu tư cho chuyển đổi số y tế.

Để giải quyết thách thức này, Bộ Y tế cho biết, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các bệnh viện, phòng khám và các doanh nghiệp công nghệ. Các cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng một chiến lược tổng thể về chuyển đổi số y tế, đồng thời ban hành các quy định thống nhất về quản lý bệnh án, kê đơn thuốc, thanh toán bảo hiểm y tế.

Các bệnh viện, phòng khám cần đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ và áp dụng các quy trình quản lý mới. Các doanh nghiệp công nghệ cần cung cấp các giải pháp công nghệ phù hợp với nhu cầu của các cơ sở y tế.

Lãnh đạo Bộ Y tế yêu cầu, các đơn vị tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, trong đó có nội dung xây dựng và trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định quản lý dữ liệu y tế; ban hành Thông tư điều chỉnh, bổ sung của các Thông tư số 49/2017/TT-BYT, Thông tư số 54/2017/TT-BYT và Thông tư số 46/2018/TT-BYT. Triển khai các giải pháp nhằm nâng cao xếp hạng chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) của Bộ Y tế, ưu tiên thúc đẩy những chỉ số còn thấp.

Tập trung triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) mang lại lợi ích thiết thực cho người dân trong công tác hăm sóc sức khỏe.

Đặc biệt, khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 2955/QĐ-BYT của Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số y tế thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Liên quan đến triển khai hồ sơ điện tử và Đề án khám, chữa bệnh từ xa, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay, Bộ đã có các quyết định phê duyệt Đề án khám, chữa bệnh từ xa 2020 - 2025 và Kế hoạch thúc đẩy phát triển sử dụng các nền tảng số y tế để thực hiện chuyển đổi số đến 2025.

"Thời gian qua, Bộ Y tế tích cực triển khai và áp dụng thí điểm. Ví dụ, hiện nay Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội cũng là đơn vị triển khai thực hiện đề án khám, chữa bệnh từ xa hết sức hiệu quả. Bộ đã đánh giá tổng kết để rút kinh nghiệm, nhân rộng với các đơn vị, cơ sở y tế khác"- Bộ trưởng Đào Hồng Lan thông tin.

Về hồ sơ điện tử, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, hiện đang triển khai thí điểm. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho biết, tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh vừa được Quốc hội thông qua đã đưa những nội dung liên quan đến phần về CNTT nằm trong chi phí quản lý của các cơ sở khám, chữa bệnh. Theo lộ trình, hiện nay Chính phủ đang triển khai xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi) và những nội dung này sẽ được cụ thể hóa trong thời gian tới.

Sức khỏe

Hy hữu: Răng mọc ở mũi bé trai 4 tuổi
Sức khỏe

Hy hữu: Răng mọc ở mũi bé trai 4 tuổi

Trường hợp bệnh nhi N.Đ.D (4 tuổi, Bắc Giang) thường xuyên có hiện tượng chảy máu cam và ngạt mũi vì chiếc răng mọc lạc chỗ ở sàn mũi phải. Theo y văn, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Cẩn trọng khi đau ngực, khó thở
Sức khỏe

Cẩn trọng khi đau ngực, khó thở

Bác sĩ khuyến cáo những người bệnh có yếu tố nguy cơ cao, kèm theo các triệu chứng như đau ngực, khó thở thì cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Người sử dụng thuốc lá điện tử có khả năng bắt đầu hút thuốc lá thông thường cao gấp ba lần người bình thường
Sức khỏe

Người sử dụng thuốc lá điện tử có khả năng bắt đầu hút thuốc lá thông thường cao gấp ba lần người bình thường

Phát biểu tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá của các nước khu vực ASEAN do Bộ y tế tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Việt Nam là một trong số các quốc gia thể hiện sự cam kết mạnh mẽ trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá thông qua việc ký kết tham gia công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá thông qua việc ký kết tham gia Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới năm 2004, và thông qua Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá vào năm 2012.

Kết nối cung - cầu, thúc đẩy nuôi trồng, tiêu thụ dược liệu và sản phẩm cổ truyền
Sức khỏe

Kết nối cung - cầu, thúc đẩy nuôi trồng, tiêu thụ dược liệu và sản phẩm cổ truyền

Nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi, đầu tư, bảo tồn, phát triển, phát huy tiềm năng thế mạnh của dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu Việt Nam; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Cục quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) cùng Công ty Cổ phần Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam – VIETFAIR phối hợp tổ chức “Hội chợ Dược liệu, Y Dược cổ truyền và các Sản phẩm từ Dược liệu toàn Quốc lần thứ Hai, năm 2024 – VIETRAMED EXPO 2024”.

Bộ Y tế thông tin làm rõ về chương trình tiêm chủng mở rộng
Sống khỏe

Bộ Y tế thông tin làm rõ về chương trình tiêm chủng mở rộng

Trước nội dung cử tri nhiều địa phương gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khoá XV về phản ánh việc thiếu vaccine tại các cơ sở y tế công lập trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, dẫn đến tình trạng nhiều trẻ em không được tiêm đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi nên nguy cơ nhiễm bệnh cao, Bộ Y tế vừa có văn bản cung cấp thông tin, làm rõ thêm về vấn đề này.