Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà hội đàm với Chủ tịch Nhóm DASE của EP

Chiều 19.6, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đã hội đàm với Chủ tịch Nhóm nghị sĩ phụ trách quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN (DASE) của Nghị viện châu Âu (EP) Daniel Caspary.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà hội đàm với Chủ tịch Nhóm DASE của EP
Toàn cảnh cuộc hội đàm

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU); đánh giá cao sự phát triển tích cực trong quan hệ giữa hai bên, thể hiện qua việc duy trì các hoạt động trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao thường xuyên, triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quốc phòng - an ninh, thương mại, đầu tư…

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà hội đàm với Chủ tịch Nhóm DASE của EP -0
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà phát biểu tại hội đàm

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại nhấn mạnh, EU là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam; là một trong những đối tác thương mại hàng đầu và thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 62,4 tỷ USD năm 2022, tăng 14% so với cùng kỳ. Việt Nam luôn coi trọng quan hệ thương mại với EU. Khẳng định điều này, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại bày tỏ vui mừng về những kết quả đạt được trong triển khai thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) kể từ khi có hiệu lực thi hành; mong muốn hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ nhằm hoàn thiện các cơ chế theo hiệp định, thực hiện đầy đủ các cam kết trong EVFTA.

Chủ tịch nhóm DASE của EP Daniel Caspary cảm ơn Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại đã dành thời gian tiếp và cho rằng, quan hệ giữa EU và ASEAN thời gian qua đạt được nhiều bước phát triển tích cực, nhất là trong thực thi EVFTA; đánh giá cao cơ chế trao đổi, đối thoại giữa Quốc hội Việt Nam và EP nhằm thúc đẩy việc thực thi hiệp định.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà hội đàm với Chủ tịch Nhóm DASE của EP -0
Chủ tịch nhóm DASE của EP Daniel Caspary phát biểu ​​​​​

Tình hình khu vực và thế giới thời gian qua có nhiều diễn biến nhanh và khó lường, ảnh hưởng tới không chỉ Việt Nam và châu Âu. Nêu vấn đề này, Chủ tịch nhóm DASE cho rằng, Việt Nam và EU cũng như Quốc hội Việt Nam và EP cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ nhằm chia sẻ tiếng nói chung trong những vấn đề hai bên cùng quan tâm. Chủ tịch nhóm DASE nhấn mạnh, EU đánh giá cao vai trò quan trọng của Việt Nam trong khuôn khổ hoạt động của Liên Hợp Quốc và trong khu vực cũng như trong triển khai thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU. Theo Chủ tịch nhóm DASE, việc thực hiện thành công chiến lược này có ý nghĩa thúc đẩy quan hệ ASEAN - EU và quan hệ Việt Nam - EU.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại hoan nghênh những sáng kiến gần đây của EU nhằm thúc đẩy hợp tác với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và rộng ra là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; hoan nghênh các sáng kiến của EU ủng hộ duy trì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực; đánh giá cao sự ghi nhận của EU đối với vị trí của Việt Nam trong khu vực.

Nêu rõ quan hệ ASEAN - EU thời gian qua phát triển mạnh mẽ, đặc biệt kể từ khi hai bên nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại khẳng định, Việt Nam hoàn toàn ủng hộ việc ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN - EU.

Tại cuộc hội đàm, hai bên cũng trao đổi về hợp tác thương mại - đầu tư giữa Việt Nam - EU và những vấn đề trong quan hệ hợp tác song phương.

Về vấn đề IUU, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại cho biết, thời gian qua, Quốc hội Việt Nam đã rất tích cực xây dựng, hoàn thiện thể chế, đưa ra các quy định nhằm thực hiện đầy đủ các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác hải sản IUU. Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương và ngư dân Việt Nam cũng rất nỗ lực thực hiện các biện pháp chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), nhằm hướng đến phát triển nghề cá bền vững. Phía EU cũng đã ghi nhận tiến bộ của Việt Nam. Song, việc EC áp “thẻ vàng” IUU lên nghề cá của Việt Nam suốt 7 năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân Việt Nam, nhất là những ngư dân sống bám biển. Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại mong muốn, EP tiếp tục quan tâm, có tiếng nói ảnh hưởng nhằm thúc đẩy việc sớm gỡ “thẻ vàng” IUU đối với nghề cá của Việt Nam.

Trao đổi thêm về EVFTA, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại cho biết, Việt Nam đang nỗ lực thực hiện đầy đủ các cam kết trong thoả thuận đã ký kết, đặc biệt là những cam kết trong Chương Thương mại và phát triển bền vững trong EVFTA. Thông tin về việc thành lập Nhóm tư vấn trong nước (DAG) theo quy định của Chương Thương mại và Phát triển Bền vững trong EVFTA, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại cho biết, nhóm DAG Việt Nam đã được thành lập và đi vào hoạt động theo hiệp định EVFTA. Hiện, Bộ Công thương Việt Nam vẫn tiếp tục xem xét, tiếp nhận hồ sơ của các tổ chức quan tâm, tham gia mở rộng hơn nữa số thành viên của nhóm.

Kể từ khi thành lập, DAG Việt Nam đã tổ chức các hoạt động tích cực, không chỉ trong nội bộ và cả với đối tác DAG của EU như phối hợp tổ chức thành công Diễn đàn chung giữa DAG Việt Nam - EU, góp phần vào thành công của của cuộc họp Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững trong khuôn khổ EVFTA. Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại bày tỏ hy vọng, hai bên sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, bảo đảm hoạt động của hai nhóm DAG Việt Nam và DAG EU hiệu quả, đúng với các cam kết trong hiệp định.

Về cam kết mục tiêu đưa mức phát thải ròng về bằng “0” vào năm 2050, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại nhấn mạnh, Việt Nam đang tích cực thực hiện mục tiêu này. Trong quá trình thực hiện cam kết trên, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ, hợp tác của các nước phát triển trong EU, đặc biệt là sự hỗ trợ về công nghệ và tài chính.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà hội đàm với Chủ tịch Nhóm DASE của EP
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại và các ĐBQH chụp ảnh lưu niệm cùng các nghị sĩ nhóm DASE 

Bày tỏ ấn tượng trước những nỗ lực và kết quả mà Việt Nam đạt được trong thực hiện các cam kết quốc tế cũng như các nội dung của EVFTA, Chủ tịch nhóm DASE cho biết, các nghị sĩ thành viên nhóm DASE sẽ chuyển những thông tin về nỗ lực và tiến bộ mà Việt Nam đạt được trong thực hiện các biện pháp chống IUU, nhằm thúc đẩy EC sớm gỡ "thẻ vàng" IUU đối với thủy sản của Việt Nam.

Chủ tịch nhóm DASE bày tỏ tin tưởng, ngày càng nhiều nghị sĩ châu Âu và nghị viện các nước thành viên EU sẽ ủng hộ việc phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) nhằm sớm đưa hiệp định này có hiệu lực thực thi, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân của hai bên. 

Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 12.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 12.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 12.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh, Hà Nội; Ngày làm việc thứ mười chín, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà chủ trì phiên họp toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban Đối ngoại; Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Belarus họp trực tuyến với Nhóm công tác của Quốc hội Cộng hòa Belarus.

Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Belarus Nguyễn Tuấn Anh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Belarus họp trực tuyến với Nhóm công tác của Quốc hội Cộng hòa Belarus

Chiều tối 12.11, trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Belarus Nguyễn Tuấn Anh đã chủ trì họp trực tuyến với Nhóm công tác của Quốc hội Cộng hòa Belarus về hợp tác với Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hạ viện về các vấn đề quốc tế Dyachenko Oleg Viktorovich làm Trưởng nhóm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp - Ảnh Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nguyên nhân chủ quan dẫn đến chậm tiến độ dự án

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, Ủy ban Kinh tế nhất trí với việc điều chỉnh thời gian thực hiện giai đoạn 1 của dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành đến hết ngày 31.12.2026. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị làm rõ hơn các nguyên nhân chủ quan dẫn đến chậm tiến độ dự án.

Phân cấp, phân quyền cần đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, phân quyền cần đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về giải pháp đẩy mạnh hơn nữa phân cấp, phân quyền, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, cần rà soát lại thể chế, các quy định của Đảng, quy định của pháp luật; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan. Đồng thời, hoàn thiện quy chuẩn, tiêu chuẩn; tăng cường giám sát, kiểm tra. Phân cấp phân quyền cần đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã phát biểu kết thúc Phiên chất vấn.
Thời sự Quốc hội

Với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, khẩn trương khắc phục những hạn chế, có giải pháp mới thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ

Lời Tòa soạn: Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, đồng hành cùng với Chính phủ, cùng các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị, quyết tâm vượt qua các khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu năm 2025 và những năm tiếp theo, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã phát biểu kết thúc Phiên chất vấn. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phiên chất vấn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, “đúng” và “trúng” vấn đề cử tri, Nhân dân quan tâm

Chiều nay, 12.11, trong phát biểu kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với những cam kết mạnh mẽ trong chỉ đạo, quản lý, điều hành; đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, phát huy những kết quả đạt được, khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, có giải pháp mới để thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Thời sự Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng, kéo dài, kém hiệu quả

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều nay, 12.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo làm rõ thêm một số vấn đề về điều hành kinh tế - xã hội được các đại biểu Quốc hội quan tâm. Thủ tướng nêu rõ, thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện đơn giản hóa, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính; tập trung rà soát, xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng, kéo dài, kém hiệu quả, các tổ chức tín dụng yếu kém.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về thông tin, truyền thông bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về thông tin, truyền thông bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả

Phát biểu kết thúc phần chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông chiều nay, 12.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về thông tin, truyền thông bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, phát triển; chỉ đạo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí bảo đảm chất lượng. 

Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực thông tin, truyền thông
Thời sự Quốc hội

Đã thanh tra các đơn vị dễ lộ lọt thông tin, tiến tới tham mưu xây dựng Luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Trả lời chất vấn của đại biểu về tình trạng vi phạm quyền riêng tư, thu thập dữ liệu cá nhân, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, năm 2023 và 2024 lần đầu tiên Bộ đã thực hiện thanh tra về thu thập thông tin cá nhân tại những đơn vị dễ để xảy ra lộ lọt thông tin; sắp tới sẽ tham mưu xây dựng Luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn
Thời sự Quốc hội

Báo chí cần quay lại giá trị cốt lõi, dùng công nghệ số để lấy lại trận địa, tăng lượng độc giả

Trả lời chất vấn của ĐBQH về giải pháp làm thế nào để báo chí truyền thống có thể cạnh tranh và tồn tại trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, báo chí cần quay lại giá trị cốt lõi, dùng công nghệ số để lấy lại trận địa, tăng số lượng độc giả, từ đó quảng cáo cũng sẽ tăng lên. Trong quá trình đề xuất sửa đổi Luật Báo chí sắp tới, Bộ sẽ tham mưu để Chính phủ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí cho các cơ quan báo chí chủ lực.

Quốc hội tiến hành chất vấn với nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin, truyền thông
Thời sự Quốc hội

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đã đề xuất ban hành nhiều chiến lược, kế hoạch, xác định rõ yêu cầu phát triển hạ tầng số quốc gia

Sáng nay, 12.11, ngay sau khi kết thúc phần chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn với nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Bộ đã đề xuất ban hành nhiều chiến lược, kế hoạch, xác định rõ các nội hàm và yêu cầu phát triển cho hạ tầng số quốc gia, đặc biệt lưu ý đến nội dung phổ cập nâng cao chất lượng hạ số tại khu vực, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Quang cảnh chất vấn và trả lời chất vấn
Thời sự Quốc hội

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác y tế

Thừa nhận còn không ít những hạn chế, bất cập, thậm chí còn một số vấn đề gây bức xúc trong dư luận của lĩnh vực y tế khi tham gia giải trình tại Phiên chất vấn sáng nay, 12.11, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cho biết, thời gian tới, sẽ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác y tế; nghiên cứu, hoàn thiện thể chế pháp luật, cơ chế, chính sách; tập trung xử lý, tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc…

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết thúc phần chất vấn và trả lơi chất vấn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tiếp tục triển khai hiệu quả Luật Khám bệnh, chữa bệnh, hoàn thiện quy trình thẩm định cấp phép theo hướng tinh gọn, minh bạch

Hoàn thiện quy trình thẩm định cấp giấy phép theo hướng tinh gọn, minh bạch, rút ngắn thời gian; tăng cường năng lực quản lý, nhân sự thực hiện công tác quản lý nhà nước và huy động sự tham gia hiệu quả các hội nghề nghiệp công tác này. Đây là một trong những yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trong phát biểu kết thúc phần chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế tại phiên họp sáng nay, 12.11.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 11.11.2024
Bản tin

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 11.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 11.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chúc mừng Chủ tịch Hạ viện và Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản.

Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời chất vấn
Chính trị

Tích cực tháo gỡ vướng mắc trong đấu thầu thuốc

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về tình trạng thiếu thuốc do vướng mắc, khó khăn trong hoạt động đấu thầu, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, Bộ Y tế sẽ tiếp tục hỗ trợ người đứng đầu các cơ sở y tế tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện đấu thầu thuốc.