Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

Năm 2023 được ghi nhận là năm có mức nhiệt độ cao nhất toàn cầu và là năm thứ hai trong chuỗi số liệu quan trắc ở Việt Nam. Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam cũng trải qua nhiều bất thường của thời tiết.

Với những đợt nắng nóng xen kẽ nhiều đợt không khí lạnh, gây biến đổi thời tiết bất thường như mưa đá, sạt lở, lũ lụt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân, đặc biệt với những ngành như nông, lâm, ngư nghiệp và ảnh hưởng tới Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững ở nhiều địa phương.

Hiện tượng tự nhiên tác động tới đời sống người dân

Trận mưa đá ngày 28.3 tại Hà Giang khiến 1.291 ngôi nhà tại các xã của huyện Yên Minh và một số xã tại huyện Mèo Vạc bị hư hỏng mái; trên 273ha ngô, hoa màu bị thiệt hại do mưa đá. Còn tại Sơn La, trận mưa đá ngày 24.4 trên địa bàn xã Lóng Luông (huyện Vân Hồ) đã tàn phá hơn 550ha hoa màu và gây hư hỏng hơn 30 ngôi nhà. Trước đó, trận mưa đá xảy ra ở xã Thu Lũm (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) gây thiệt hại khoảng 1,5ha hoa màu của người dân.

Tại khu vực khác, trong những tháng cao điểm của mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau, Đắk Lắk luôn đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nước tưới cho cây trồng. Nhiều công trình thủy lợi, chủ yếu là hồ đập nhỏ rơi vào mực nước "chết", khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đây gặp rất nhiều khó khăn. Bởi nguồn nước mặt hiện có chỉ đáp ứng khoảng 40% so với nhu cầu; nhiều diện tích lúa, cây trồng cạn bị khô kiệt nước, dẫn đến khả năng mất trắng. Trước thực trạng hạn hán xảy ra ngày càng gay gắt và nghiêm trọng, giải pháp chống hạn luôn là yêu cầu cấp thiết...

Tại hội thảo "Công tác xã hội trong lĩnh vực biến đổi khí hậu", Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho biết, thiên tai, biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, đã, đang và sẽ tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội cũng như môi trường toàn cầu, trở thành thách thức nghiêm trọng nhất đối với quá trình phát triển bền vững của tất cả quốc gia trên thế giới. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Ước tính 20 năm qua, tại Việt Nam, các loại thiên tai đã khiến hơn 13.000 người thiệt mạng, gây thiệt hại hơn 6,4 tỷ USD. Mỗi năm, trung bình thiên tai làm 400 người chết và mất tích; 7 - 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới mỗi năm cũng gây thiệt hại về kinh tế khoảng 1 - 1,5% GDP…

Tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai đến Việt Nam rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm và thu nhập của lao động trong hầu hết ngành kinh tế.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi nhấn mạnh, tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực trợ giúp xã hội khá trực tiếp, thiệt hại về tài sản và con người tăng. Từ đó, nhu cầu trợ giúp xã hội đột xuất và thường xuyên tăng lên, làm gia tăng chi phí trợ giúp xã hội đột xuất…

Cần chiến lược đồng bộ và dài hạn

Theo thông tin từ Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tại khu vực miền núi phía Bắc, tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai đã gây thiệt hại nặng nề về người và của, ảnh hưởng tới công cuộc xóa đói giảm nghèo, chỉ tiêu tăng trưởng GRDP và sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Nhiều địa phương đã có nhiều giải pháp sáng tạo để khắc phục tình trạng này, như tại Đắk Lắk nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, Quỹ Khí hậu Xanh, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã triển khai Dự án "Tăng cường khả năng chống chịu của sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ trước tình trạng mất an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu ở khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam" hỗ trợ thi công các ao chống chịu biến đổi khí hậu cho các hộ dân nghèo, cận nghèo, phụ nữ trụ cột dân tộc thiểu số.

Ngành nông nghiệp của tỉnh đã có nhiều giải pháp đồng bộ hỗ trợ nông dân canh tác như xây mới và nâng cấp các công trình thủy lợi, hệ thống kênh mương và chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, nhằm bảo vệ sinh kế của các nông hộ trong khu vực.

Là một trong những tỉnh ven biển thuộc khu vực nhạy cảm về biến đổi khí hậu và dễ tổn thương cao đối với nước biển dâng, bão, áp thấp nhiệt đới; tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng ban hành nhiều cơ chế, chính sách, lồng ghép trong các cơ chế, chính sách xúc tiến đầu tư, hỗ trợ của nước ngoài cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tỉnh đầu tư nhiều dự án củng cố, nâng cấp, xây mới các đoạn đê biển, đê sông xung yếu, phát triển rừng chắn sóng, chắn cát, rừng ngập mặn ven biển, bảo đảm chống chịu được với thiên tai, triều cường, xâm nhập mặn.

Các địa phương tại Quảng Ninh chú trọng chuyển đổi cơ cấu, giống, cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, như thử nghiệm trồng một số loại cây ăn quả theo công nghệ Đài Loan (Trung Quốc); trồng rau, hoa trong nhà lưới, công nghệ thủy sinh; chuyển đổi trên 3.000 ha đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm cho giá trị kinh tế cao, tiết kiệm nguồn nước tưới.

Trong những năm tới, biến đổi khí hậu được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra nhanh với mức tăng nhiệt độ trung bình năm là khoảng 2,2 độ C và lượng mưa có xu thế tăng với mức phổ biến trong khoảng từ 6 - 12%. Biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục là yếu tố chính đóng góp cho sự gia tăng của thiên tai, đặc biệt là lũ ống, lũ quét, ngập lụt và trượt lở đất đá. Dự báo có hơn 75% diện tích của toàn khu vực, đặc biệt là các khu vực đất dốc và đất lâm nghiệp sẽ chịu tác động mạnh của nguy cơ về trượt lở đất đá; lũ ống, lũ quét là nguy cơ lớn nhưng khả năng dự báo còn rất hạn chế.

Trước các rủi ro của biến đổi khí hậu trong thời gian tới, các bất cập hiện nay và đòi hỏi từ thực tiễn, cần có các định hướng mang tính chiến lược, dài hạn, đồng bộ và toàn diện, huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của khu vực miền núi phía Bắc và các vùng hạ du.

Xã hội

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.