Chợ Mơ của người Kẻ Mơ

Để đáp ứng nhu cầu mua bán ở vùng đất rộng lớn liền kề Kinh thành, ở Kẻ Mơ sớm hình thành một ngôi chợ lớn, người tứ xứ có thể đến chợ bằng đường sông Kim Ngưu, hoặc theo đường thiên lý…

Chợ Mơ của người Kẻ Mơ ảnh 1
Nguồn: baodatviet.com

Vùng quê rộng lớn phía Đông Nam thành Thăng Long là vùng đất cổ có tên chữ là Cổ Mai, tên nôm là Kẻ Mơ. Từ thời Trần, ở vùng quê này đã hình thành những làng Mơ, tới thời Lê, chính thức được gọi theo tên chữ, đó là các làng Hoàng Mai, Tương Mai, Mai Động, Hồng Mai. Làng Hồng Mai, tới thời Tự Đức, triều Nguyễn, năm 1848, vì kỵ húy của vua là Hồng Nhậm, phải đổi tên là Bạch Mai. Các làng Tương Mai, Hoàng Mai và Bạch Mai đều nằm ven đường thiên lý từ kinh thành Thăng Long đi về các tỉnh phía Nam. Đầu thời Lê, kinh tế, văn hóa vùng Kẻ Mơ đã phát triển, con người Kẻ Mơ rất năng động và giàu sáng tạo. Làng Hoàng Mai cất được loại rượu cúc danh tiếng mà từ năm 1435 Nguyễn Trãi đã ghi vào sách Dư địa chí. Do cất được rượu cúc, rượu mơ nổi tiếng thiên hạ, nên người đời gọi Hoàng Mai là làng Mơ Rượu. Liền kề làng Hoàng Mai, làng Mai Động đã làm được thứ đậu phụ ngon nức tiếng mà ngày nay hay gọi là đậu Mơ, vậy nên tên làng được gọi là làng Mơ Đậu. Còn ở làng Tương Mai, các nhà nằm ven đường thiên lý đều mở hàng cơm, vậy nên người đời gọi là làng Mơ Cơm. Ngoài hàng cơm, người Tương Mai đã làm nên một món ăn đặc sản nổi tiếng Thăng Long nói riêng và cả xứ Bắc nói chung, là xôi lúa với sự kết hợp nhuần nhị giữa ngô nếp, gạo nếp, đậu xanh và hành củ xào mỡ lợn mà nhiều người hay gọi là xôi ngô. Ca dao vùng Mơ có câu: Hành giòn đậu ngậy ngon lành/ Tương Mai nức tiếng Kinh thành xôi ngô…

Để đáp ứng nhu cầu mua bán ở vùng đất rộng lớn liền kề Kinh thành, ở Kẻ Mơ sớm hình thành một ngôi chợ lớn, người tứ xứ có thể đến chợ bằng đường sông Kim Ngưu, hoặc theo đường thiên lý. Ngày xưa, chợ Mơ được lập ở giữa làng Bạch Mai (phía ngoài Ô Cầu Dền ngày nay). Chợ họp trên một khu đất rộng bên đường cái (khoảng khu vực nhà số 301 phố Bạch Mai bây giờ). Một tháng 6 phiên chợ Mơ, vào các ngày 2 và 7, 12 và 17, 22 và 27 âm lịch. Sách Đại Nam nhất thông chí của Quốc sử quán triều Nguyễn soạn năm 1865 có viết: “Chợ Mới ở phía đông tỉnh thành (Hà Nội), mỗi tháng sáu phiên, nhiều người họp chợ, buôn bán đủ các mặt hàng, là một chợ lớn trong tỉnh”. Chợ Mới đây là chợ Mơ ở Bạch Mai, thuộc huyện Thọ Xương, Hà Nội.

Chợ Mơ của người Kẻ Mơ ảnh 2
Nguồn: baodatviet.com

Đến đầu thế kỷ XX, để đáp ứng nhu cầu mua bán của chợ Mơ, một số gia đình từ làng Mui, xã Yên Duyên, Thanh Trì chuyên bán trầu vỏ trong chợ đã chuyển hẳn lên cư trú gần chợ, lập nên xóm Trầu Rễ (thuộc ngõ Giếng Hậu Khuông). Có một ông họ Thành, là lý trưởng nhưng có lò ấp vịt để bán ở chợ Mơ, nên người ta gọi là Lý Vịt. Trở nên giàu có, Lý Vịt đầu tư xây nhà hát Lạc Thành Đài và một rạp chiếu bóng ở gần chợ. Do sự phát triển dịch vụ ở chợ Mơ, lại hình thành thêm một xóm gồm những người làm thuê, kéo xe tay, bán hàng rong (ở ngõ Cổng Gạch, 335 Bạch Mai ngày nay). Có hàng chục gia đình ở dọc phố Bạch Mai làm nghề thịt trâu, bò, lợn để bán buôn, bán lẻ ở chợ Mơ. Do vậy có một thời, đoạn phố từ Ô Cầu Dền đến chợ Mơ được người ta gọi là phố Hàng Thịt... Thế mới biết nhu cầu dịch vụ của chợ Mơ thật lớn, góp phần làm biến đổi nhanh cả một vùng cư dân chung quanh chợ. Trong hồi ký Thanh Nghị, Vũ Đình Hòe có viết về chợ Mơ những năm đầu thế kỷ XX: “Ai đã phải đi chợ Tết sắm đồ lễ thì đều đến chợ Mơ mới tìm được thứ vừa ý, từ lợn gà, mắm tôm đến hoa đào, hoa mai, hương nén, hương vòng... Đúng Bạch Mai là nơi cầu nối cả vùng nam mầu mỡ tỉnh Hà Đông với thành phố Hà Nội sầm uất, hoa lệ”.

Những năm đầu thế kỷ XX, thành phố Hà Nội mở rộng, làng biến thành phố xá. Đường Bạch Mai được rải đá, tuyến xe điện cũng được nối dài từ Ô Cầu Dền tới ngã tư Trung Hiền (ngã tư của các phố Bạch Mai, Tương Mai, Đại La và Minh Khai ngày nay). Chợ Mơ ở quãng giữa phố Bạch Mai cũng được chuyển tới địa điểm mới, ở khu vực kề ngã tư Trung Hiền. Đến cuối những năm 20, thế kỷ XX, cuối phố Bạch Mai đã mọc lên một dãy nhà hai tầng. Chợ cũng được xây dựng nhiều dãy nhà gạch thay cho lều chợ, xây cổng chính hướng ra đường Bạch Mai. Từ ngày có chợ Mơ, khu vực ngã tư Trung Hiền cũng trở nên sầm uất. Năm 1938, chùa Hưng Ký được xây dựng hoàn tất, đoạn đường từ ngã tư tới cổng chùa được gọi là phố Chùa Mới, cũng có nhiều người gọi là phố Hưng Ký. Nhiều người giàu có đến vùng này tậu đất dựng nhà cửa, vườn trại, như trại Hàn Lâm, trại Mai Hồ, lại có hiệu cao lâu Vạn Bảo, hai hiệu thuốc Bắc của người Hoa, hiệu thuốc tê thấp gia truyền của ông Lý Sáng người Mai Động... Năm 1942, khi xây dựng khu Học xá Đông Dương có phạm vào ngõ Giếng Hậu Khuông, những người dân xóm Trầu Rễ chuyển đến xóm Giếng Mứt mua đất làm nhà. Xóm này đối diện chợ Mơ, nên tiện cho họ buôn bán trầu cau...

Sau kháng chiến chống Pháp, và nhất là sau năm 1975, chợ Mơ phát triển rất nhanh, 2.500m2 nhà được dựng bằng khung thép cao. Từ năm 1989, cùng sự đổi mới kinh tế xã hội, chợ Mơ cũng đổi mới. Chợ có 9 cổng, gồm 5 cổng mở về phía Bạch Mai và 4 cổng mở về phía Minh Khai. Trong chợ có hơn ngàn sạp hàng, phục vụ đầy đủ nhu cầu dân sinh. Ngày xưa chợ Mơ họp một tháng 6 phiên, nay họp quanh năm, nhưng giữ tục cũ, vào ngày phiên hàng hóa đổ về chợ rất nhiều và người tới chợ mua bán cũng đông hơn rất nhiều...

Ngày nay, chợ Mơ nổi tiếng một thời đã bị phá bỏ để nhường chỗ cho một trung tâm thương mại hiện đại, các phiên chợ Mơ chuyển sang họp tại bờ sông Kim Ngưu. Tuy nhiên, trong tâm thức người đời, chợ Mơ vẫn là một trong những chợ lớn của Hà Nội, là chợ của người Kẻ Mơ!

Văn hóa

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.

Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước
Văn hóa - Thể thao

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai
Văn hóa - Thể thao

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai

Tối 22.4, tại trục đường Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) tổ chức tổng hợp luyện lần cuối trước khi sơ duyệt và tổng duyệt cấp Nhà nước của các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm.