Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi):

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để ngân hàng chuyển đổi số

Cho rằng, chính sách số hóa các hoạt động ngân hàng trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) còn mỏng, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần luật hóa những quy định dưới luật đã được áp dụng ổn định, hiệu quả thời gian qua nhằm tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc cho các tổ chức tín dụng trong hoạt động chuyển đổi số, xây dựng ngân hàng số.

Làm rõ vướng mắc do pháp luật hay do tổ chức thực thi

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khoá XV, chiều nay, 10.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để ngân hàng chuyển đổi số -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Đa số đại biểu Quốc hội tán thành việc sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng để phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: như Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH ngày 5.11.2021 về triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị về Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV; Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng cho giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9.11.2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới…

Nhiều ý kiến cho rằng, với các nội dung sửa đổi, dự thảo Luật sẽ góp phần tăng cường phòng ngừa rủi ro, tăng cường năng lực tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng; xây dựng công cụ để quản lý các tổ chức tín dụng; phát hiện sớm vi phạm và xử lý kịp thời trách nhiệm của các cá nhân quản trị, điều hành tổ chức tín dụng…; bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để ngân hàng chuyển đổi số -0
ĐBQH Đỗ Thị Việt Hà (Bắc Giang) phát biểu tại hội trường. Ảnh: Hồ Long

Tuy nhiên, ĐBQH Đỗ Thị Việt Hà (Bắc Giang) chỉ ra còn có những điều khoản, nội dung chưa phù hợp, chưa thống nhất với quy định của Hiến pháp và quy định của một số luật hiện hành có liên quan cả về thẩm quyền và nội dung. Bên cạnh đó, dự luật cũng còn những quy định chưa đầy đủ, cơ sở chưa rõ ràng, chưa hợp lý, chưa khả thi.

Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà đề nghị, cần tiếp tục đánh giá kỹ lưỡng tác động, phân tích nhận diện thực trạng hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng; tính bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng nói riêng và hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung; công tác phòng ngừa rủi ro, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, kiểm soát đặc biệt cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu... dưới cả góc độ thực thi và quy định pháp luật, qua đó, làm rõ các vướng mắc, bất cập là do quy định pháp luật hay do tổ chức thi hành pháp luật hay do cả hai. Trên cơ sở đó, tiếp tục rà soát, làm rõ phạm vi các quy định cần sửa đổi, bổ sung và nội dung của dự thảo Luật nhằm bảo đảm đầy đủ cả cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn phù hợp và khả thi. Đại biểu cũng đề nghị rà soát, đánh giá thật kỹ lưỡng toàn bộ nội dung dự thảo Luật với quy định tại các luật có liên quan để hoàn thiện, bảo đảm sự tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Chính sách số hóa hoạt động ngân hàng còn mỏng

Một nội dung được nhiều đại biểu quan tâm đến trong dự thảo Luật là chính sách số hóa các hoạt động ngân hàng. Theo ĐBQH Hoàng Minh Hiếu (Nghệ An), các quy định về nội dung này còn tương đối mỏng, tập trung vào 4 điều khoản, gồm: Điều 15, Điều 96, Điều 97, Điều 132. Trong đó, đáng chú ý là nội dung của các điều khoản này chủ yếu dẫn chiếu đến quy định của các dự thảo Luật khác hoặc giao cho Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định chi tiết.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để ngân hàng chuyển đổi số -1
ĐBQH Hoàng Minh Hiếu (Nghệ An) phát biểu tại hội trường. Ảnh: Hồ Long

Nhấn mạnh ngân hàng là một trong những ngành đi đầu, có mức độ số hóa chuyên sâu, đại biểu Hoàng Minh Hiếu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước và luật hóa các quy định tại các văn bản dưới luật đã được thực hiện ổn định, hiệu quả nhằm tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc cho các tổ chức tín dụng đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là phục vụ cho việc xây dựng ngân hàng số.

Ở khía cạnh khác, ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) cho biết, dự thảo Luật chưa có nội dung cụ thể hóa quan điểm đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm cung ứng dịch vụ ngân hàng cơ bản một cách thuận tiện, chi phí thấp với người dân không có tài khoản ngân hàng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trong khi đó, thực tế hiện nay ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, miền núi thì các ứng dụng dịch vụ ngân hàng rất kém phát triển.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để ngân hàng chuyển đổi số -0
ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) phát biểu tại hội trường. Ảnh: Hồ Long

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành đề nghị, dự thảo Luật cần quy định nội dung, cơ chế khuyến khích, ưu tiên, quy định trách nhiệm xã hội của các tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng lớn để phát triển các dịch vụ ngân hàng, nhất là ngân hàng số nhằm giúp người dân tiếp cận công bằng, bình đẳng các dịch vụ ngân hàng.

Chính trị

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển

Lời Tòa soạn: Bài học lớn của công cuộc đổi mới gần 40 năm qua khẳng định, sau khi có đường lối đúng đắn, động lực căn bản quyết định thành công của mọi sự phát triển chính là con người và thể chế. Nói cách khác, để phát triển, trước hết và trung tâm chính là kiến tạo thể chế tương dung và phù hợp. Để góp phần làm rõ hơn vấn đề này, Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Thể chế và phát triển”.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hoà
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chiều 19.9, tại tỉnh Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Biên Hòa.

Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão
Theo dòng sự kiện

Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão

Chiều 19.9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài có các hoạt động ủng hộ người dân vùng bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) ở Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho các nạn nhân của cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua là vô cùng quý giá.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại TP. Biên Hoà, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, sáng 19.9, tại Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND phường Thống Nhất, TP. Biên Hoà.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia

Sáng 18.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh cùng Thường trực Ủy ban đã làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia do Chủ nhiệm Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia Wahyu Sanjaya làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Sáng 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện nổi bật

Quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt, bảo đảm đạt và phấn đấu vượt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 18.9, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu khai mạc Hội nghị.