Chính thức vận hành hệ thống Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội

Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội Thái Hồ Phương cho biết hệ thống giao thông thông minh (GTTM) tại Hà Nội trong giai đoạn thí điểm bao gồm: hệ thống giám sát giao thông; cung cấp thông tin giao thông; điều khiển giao thông; hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông (TT - ATGT); quản lý giao thông công cộng (GTCC); quản lý sự cố; quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý đỗ xe; quản lý thanh toán vé điện tử GTCC.

Sáng 4.7, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP. Hà Nội tổ chức Lễ khai trương hệ thống Giao thông thông minh (GTTM). Hệ thống sẽ ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào tổ chức, quản lý điều hành giao thông một cách hiệu quả đảm bảo an toàn, giảm thời gian và chi phí đi lại, bảo vệ môi trường.

Báo cáo tại buổi lễ, Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội Thái Hồ Phương cho biết: “Hệ thống GTTM ITS bao gồm các ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào công tác tổ chức, quản lý điều hành hệ thống giao thông vận tải một cách hiệu quả bảo đảm an toàn giao thông giảm thời gian và chi phí đi lại, bảo vệ môi trường...”.

Chính thức vận hành hệ thống Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội -0
Các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương hệ thống GTTM trên địa bàn TP. Hà Nội. Ảnh: A.V

Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội cho biết thêm, được sự chấp thuận của UBND TP. Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã phối hợp với Sở GTVT triển khai phương án thí điểm hệ thống  GTTM với nội dung thiết lập Trung tâm Điều hành GTTM tại Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội, số 1 Kim Mã, quận Ba Đình, bao gồm: thiết bị (máy tính, màn hình tấm ghép, tường lửa, thiết bị mạng, các thiết bị, phụ kiện đi kèm…); các phần mềm điều khiển (phần mềm đo đếm lưu lượng, giám sát vi phạm, cung cấp thông tin, điều khiển đèn tín hiệu giao thông thông minh…).

Hệ thống cũng được lắp đặt thiết bị ngoại vi tại 2 nút giao thông thí điểm trên đường Phạm Văn Bạch (nút giao Hoàng Quán Chi và ngõ 9) bao gồm: lắp đặt camera hỗ trợ xử phạt, camera đo đếm lưu lượng, camera đo tốc độ, biển VMS,…

Các chức năng của hệ thống GTTM trong giai đoạn thí điểm bao gồm: hệ thống giám sát giao thông; cung cấp thông tin giao thông; điều khiển giao thông; hỗ trợ xử lý vi phạm TT - ATGT; quản lý GTCC; quản lý sự cố; quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý đỗ xe; quản lý thanh toán vé điện tử GTCC.

Trong đó 2 chức năng là quản lý đỗ xe và quản lý thanh toán vé điện tử GTCC sẽ được tích hợp khi các dự án thí điểm theo chương trình riêng của thành phố đã sẵn sàng đưa vào vận hành bên cạnh đó hệ thống được thiết kế bảo đảm tính mở, sẵn sàng mở rộng, tích hợp đủ 12 chức năng khi các ứng dụng hoàn thiện, đủ điều kiện kết nối, chia sẻ dữ liệu và từng bước hoàn thiện hệ thống.

Chính thức vận hành hệ thống Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội -0
Lãnh đạo TP. Hà Nội tham quan Trung tâm Điều hành giao thông. Ảnh: A.V

Theo Giám đốc Sở GTVT TP. Hà Nội Nguyễn Phi Thường, từ kinh nghiệm thực tiễn ở các nước phát triển trên thế giới cho thấy, một đô thị thông minh được hình thành bởi 6 nhóm trụ cột chính quan trọng bao gồm: quản trị thông minh; nền kinh tế thông minh; giao thông thông minh; môi trường thông minh; người dân thông minh; cuộc sống thông minh.

Theo đó, nhận thức được vai trò của GTTM là 1 trong 6 trụ cột chính quan trọng trong cấu trúc hình thành đô thị thông minh, Sở GTVT đã khẩn trương nghiên cứu lập và trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt “Đề án GTTM trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Theo Giám đốc Sở GTVT thành phố Nguyễn Phi Thường, sau hơn 1 tháng khẩn trương chuẩn bị đến thời điểm này các công việc chính nên trên đã hoàn thành và đủ điều kiện để chính thức khai thác vận hành thí điểm, trong đó có việc khai thác Trung tâm điều hành giao thông thông minh.

Giám đốc Sở GTVT thành phố Hà Nội cho rằng, việc đưa vào khai thác trung tâm này có ý nghĩa rất quan trong là nền tảng cốt lõi chính cơ bản trong việc hình thành hệ thống GTTM, là cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc hoàn thiện đề án ‘‘GTTM trên địa bàn thành phố Hà Nội” và tổ chức triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Giao thông

Động thổ hạng mục đầu tiên trong dự án thành phần 4 Cảng Hàng không quốc tế Long Thành
Giao thông

Động thổ hạng mục đầu tiên trong dự án thành phần 4 Cảng Hàng không quốc tế Long Thành

Chiều 17.4, Cục Hàng không Việt Nam và Công ty cổ phần Dịch vụ suất ăn hàng không Việt Nam tổ chức động thổ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không số 2 tại Cảng Hàng không quốc tế Long Thành. Đây là hạng mục đầu tiên trong 4 hạng mục thuộc dự án thành phần 4 Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.

Tăng cường vận tải phục vụ Nhân dân dịp lễ 30.4 - 1.5
Giao thông

Tăng cường vận tải phục vụ Nhân dân dịp lễ 30.4 - 1.5

Bộ Xây dựng vừa yêu cầu Sở Giao thông công chánh TP. Hồ Chí Minh và Sở Xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác vận tải phục vụ Nhân dân đi lại chào mừng các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975- 30.4.2025),

Đề xuất tăng 10 lần mức tiền phạt không cần lập biên bản
Giao thông

Cân nhắc việc nâng mức xử phạt vi phạm không lập biên bản

Sửa Luật Xử lý vi phạm hành chính lần này, cơ quan soạn thảo đề xuất nâng mức phạt tiền tối đa không cần lập biên bản lên gấp 10 lần so với hiện hành. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lo ngại điều này có thể phát sinh nguy cơ xâm phạm quyền lợi của người vi phạm và ảnh hưởng đến tính minh bạch trong xử lý vi phạm hành chính.

Tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành
Giao thông

Tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành

Ngày 11.4, thông tin từ Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), trong 3 tháng đầu năm 2025, các tuyến cao tốc của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), gồm: Nội Bài - Lào Cai, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Đà Nẵng - Quảng Ngãi và TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đã phục vụ 18,41 triệu lượt phương tiện; công tác quản lý khai thác, vận hành bảo đảm thông suốt, an toàn.

Nỗ lực cho mục tiêu thông tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng - Trà Lĩnh
Giao thông

Nỗ lực cho mục tiêu thông tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Những chuyển động tích cực được ghi nhận trên công trường hai dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (Lạng Sơn). Các nhà đầu tư, nhà thầu đang nỗ lực ngày đêm cho mục tiêu thông tuyến 2 dự án trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.