Chia sẻ ứng dụng công nghệ và dữ liệu lớn trong các lĩnh vực kinh doanh

Các nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia kinh tế đã cùng chia sẻ ứng dụng công nghệ và dữ liệu lớn trong các lĩnh vực kinh doanh tại hội nghị Quốc tế về kinh tế (ICE 2023).

Chia sẻ ứng dụng của công nghệ và dữ liệu lớn trong các lĩnh vực kinh doanh -0
Giáo sư Biagio Simonetti, thuộc Đại học Sannio (Ý) trình bày tham luận tại hội nghị. Ảnh: Quang Phương.

Ngày 18.3, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị Quốc tế về kinh tế, lần thứ nhất (ICE 2023). Hội nghị thu hút 106 công trình khoa học của các nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ…trong và ngoài nước.

Tiến sĩ Bùi Hồng Đăng, Phó Hiệu trưởng trường cho biết đây là lần đầu tiên trường tổ chức hội nghị Quốc tế về lĩnh vực kinh tế. Hội nghị được xem như nơi tập hợp, chia sẻ các ý tưởng liên ngành trong lĩnh vực kinh tế.

“ICE 2023 với mục đích như là diễn đàn cho các học giả, học viên, các nhà nghiên cứu trình bày những vấn đề mới và thảo luận về các vấn đề hiện tại, đặc biệt là về ứng dụng công nghệ và dữ liệu lớn trong các khía cạnh kinh doanh khác nhau của nền kinh tế của chúng ta ngày nay”, tiến sĩ Đăng phát biểu.

Tại hội thảo ông Trương Gia Bảo, Chủ tịch Liên minh chuyển đổi số DTS, cho rằng hiện nay kho dữ liệu trên hệ thống không gian mạng là vô tận và mọi người phải nghiên cứu phương thức để tiếp cận, sử dụng kho dữ liệu này. Càng ngày con người càng hướng đến “gói dữ liệu tươi”, tức là các dữ liệu được cung cấp ngay tức thời, phù hợp với nhu cầu, ý định của người tìm, người dùng ngay lúc đó. Công nghệ ngày nay phát triển đến mức đọc được, định hình được suy nghĩ, ý định của con người.

Đại diện phía các ngân hàng cho hay công nghệ phát triển tạo ra những thuận lợi nhưng cũng đem đến không ít thách thức: Đó là sự ra đời của các mô hình kinh doanh mới thay thế cho các mô hình truyền thống; sự cạnh tranh từ các công ty fintech; sự tiện lợi trong hoạt động của giao dịch ngân hàng. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, chi phí cơ hội khá cao.

Ngoài ra, tại hội thảo, các nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ đã thảo luận, phân tích nhiều vấn đề, công cụ, phần mềm, dữ liệu… công nghệ tác động hoặc được ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế như: vai trò của dữ liệu lớn (big data) trong kế toán quản trị chiến lược; áp dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết; thuế điện tử…

Giáo dục

Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non
Giáo dục

Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Chi cho biết, Bộ GD-ĐT đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi và đổi mới chương trình giáo dục mầm non. Nếu Nghị quyết được ban hành sẽ tạo cơ chế, hành lang chính sách, góp phần phát triển tích cực giáo dục mầm non.

Cần trang bị cho học sinh kiến ​​thức AI cơ bản
Giáo dục

Cần trang bị cho học sinh kiến ​​thức AI cơ bản

Tích hợp năng lực AI vào chương trình giảng dạy, lồng ghép các kỹ năng AI vào nhiều môn học tạo ra một môi trường học tập sáng tạo. Khi học sinh hiểu rõ tiềm năng và giới hạn của AI, họ trở thành những công dân có hiểu biết, có thể tham gia vào các cuộc thảo luận có ý nghĩa về tác động của công nghệ này đối với xã hội.

Năm 2025, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân giảm chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, chỉ xét 4 tổ hợp
Giáo dục

Năm 2025, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân giảm chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, chỉ xét 4 tổ hợp

Năm 2025, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giảm thêm 3% chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (từ 18% năm 2024 xuống còn 15% năm 2025) và chỉ xét tuyển 4 tổ hợp A00, A01, D01, D07. Phần chỉ tiêu này được đưa vào phương thức xét tuyển riêng theo đề án của trường.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Các môn lựa chọn thi trong 50 phút sẽ khó đánh giá năng lực học sinh
Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Các môn lựa chọn thi trong 50 phút sẽ khó đánh giá năng lực học sinh

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc thiết kế phương án thi tốt nghiệp THPT 2025, trong đó tất cả môn thi lựa chọn đều thi trong thời gian 50 phút sẽ khó đánh giá được đúng năng lực của người học. Đặc biệt, có thiết kế 40% câu hỏi lựa chọn đúng sai càng làm tăng khả năng đoán mò của thí sinh, dẫn đến độ giá trị và tính phân loại của đề thi các môn là không tốt.

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair
Giáo dục

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair

Trường Đại học Ngoại thương vừa tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc tăng cường hợp tác học thuật và ngoại giao giữa hai khu vực kinh tế năng động hàng đầu thế giới là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).