Góc nhìn văn hóa

Chén rượu đầu xuân

Rượu là thứ không thể thiếu trong mọi cuộc liên hoan, tiệc tùng nhất là mỗi dịp xuân về. Và uống rượu từng là một thú của giới tao nhân mặc khách. Ông cha ta uống rượu không phải xuất phát từ cơn nghiện để thỏa sự khát thèm mà là để hoặc vui vẻ trong những cuộc gặp gỡ thù tạc, hoặc tự giải buồn, vượt qua những giây phút bế tắc trong cuộc sống. Cho nên ngày xưa, không bao giờ có chuyện uống rượu bằng cốc hay… bát, mà bằng chén, lại là loại chén chỉ nhỏ bằng hột mít. Còn rượu cũng không đóng vào chai, vào bình, hũ, thậm chí can nhựa, mà cho vào chiếc cút nhỏ bằng sứ rồi đậy nút bằng lá chuối khô. Một chiếc cút như thế thường chỉ chứa được khoảng một phần tư lít.

Người xưa uống rượu không xô bồ, ào ào, hò hét, mà thường chỉ uống hai người, cùng lắm là ba, bốn người, chứ không cả tốp, cả đoàn mấy chục người. Ông cha ta uống rượu là để nhâm nhi những giây phút trải lòng, tâm đầu ý hợp. Vừa uống vừa chuyện trò, tâm tình có chiều sâu chứ không nói oang oang, thề thốt, hứa hẹn vang trời. Hãy để ý cách các cụ uống rượu. Luôn nâng chén nhỏ, nhấp một ngụm rồi lại đặt chén xuống và chép chép môi thưởng thức vị ngọt, cay, thơm của rượu, được sản xuất từ loại gạo nếp cái hoa vàng đặc biệt.

Và uống rượu phải có bạn cùng uống mới vui, mới thú. Rượu ngon không có bạn hiền. Không mua không phải không tiền không mua. Rượu là biểu tượng của sự tri kỷ, tri âm, của những Bá Nha, Tử Kỳ. Rượu cũng thể hiện tính cách của đàn ông là mạnh mẽ, bản lĩnh, sâu sắc, điềm tĩnh. Vậy nên mới có câu so sánh: Nam vô tửu như kỳ vô phong. Ấy là “tửu” của ngày xưa, chứ kiểu uống ngày nay thì chắc không thể có câu nói này.

Nâng chén rượu đầu xuân để chúc tụng nhau là rất có ý nghĩa. Nhưng không phải ai cũng nhận ra. Vậy nên đã có không ít người bạ đâu uống đấy, chúc đấy một cách hời hợt. Người xưa uống rượu xong thì thấy trong người lâng lâng, nhẹ nhõm, đầu óc như được khai thông, tâm hồn như được giải tỏa. Còn người nay thì không hiếm trường hợp quá chén để nóng mặt dẫn đến ẩu đả, bạo lực. Nếu ngày trước, rượu là biểu tượng của sự ung dung, tự tại, khoan thai, điềm tĩnh, đạm bạc, thì nay rất nhiều khi là nơi người ta sát phạt nhau hoặc bộc lộ mọi thứ khiếm nhã, ít văn hóa nhất.

Xã hội đã văn minh, hiện đại hơn nhiều. Người ta cũng có rất nhiều hình thức đón xuân, chúc nhau ngày đầu năm mới. Vậy nên cách chúc bằng nâng cốc rượu cũng phải khác, phong phú, rôm rả, “có không khí” hơn. Nhưng gì thì gì, không thể xa rời truyền thống văn hóa của ông cha, nhỏ nhẹ, điềm tĩnh và có chiều sâu.

Văn hóa

Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước
Văn hóa - Thể thao

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai
Văn hóa - Thể thao

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai

Tối 22.4, tại trục đường Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) tổ chức tổng hợp luyện lần cuối trước khi sơ duyệt và tổng duyệt cấp Nhà nước của các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm.

Festival Phở 2025: Sự kiện văn hóa nổi bật trên hành trình công nhận di sản của UNESCO
Văn hóa

Festival Phở 2025: Sự kiện văn hóa nổi bật trên hành trình công nhận di sản của UNESCO

Festival Phở 2025 đã chính thức khép lại, để lại trong lòng người tham dự những dư âm khó phai về một sự kiện văn hóa đậm chất Việt. Không chỉ là một lễ hội ẩm thực, Festival Phở 2025 còn là một hành trình tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, lan tỏa tinh thần Việt Nam tới cộng đồng quốc tế. Với sự tham gia của hàng nghìn khách du lịch và thực khách trong nước, ngoài nước, lễ hội đã khẳng định vị thế của phở - món ăn quốc hồn quốc túy trên bản đồ ẩm thực toàn cầu, đồng thời khắc họa sâu sắc câu chuyện về con người, lịch sử và bản sắc Việt Nam.

Cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”: Chắp cánh tài năng trẻ và người khuyết tật
Văn hóa - Thể thao

Cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”: Chắp cánh tài năng trẻ và người khuyết tật

Từ ngày 22.4 - 2.5, tại sảnh chính của Khách sạn Pan Pacific Hà Nội, số 1 đường Thanh Niên, Ba Đình, Hà Nội, trưng bày các tác phẩm xuất sắc của cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”, truyền cảm hứng cho tài năng trẻ và người khuyết tật dám ước mơ và theo đuổi đam mê hội họa.