Chất lượng giáo dục trẻ em ở Mỹ Latinh thụt lùi 10 năm do ảnh hưởng của dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 khiến cho các trường học phải đóng cửa, chất lượng giảng dạy đi xuống trong suốt hai năm, gây tác động tiêu cực tới trình độ của học sinh, đặc biệt trong hai môn cơ bản của giáo dục tiểu học là đọc hiểu và toán.

Dịch COVID-19 khiến chất lượng giáo dục trẻ em ở Mỹ Latinh thụt lùi 10 năm -0
Ảnh minh họa. (Nguồn: Pinterest)

Ngày 23/6, Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã công bố một báo cáo về tình hình giáo dục ở khu vực Mỹ Latinh, cảnh báo sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã khiến cho chất lượng giáo dục đối với trẻ em thụt lùi tới 10 năm.

Theo nghiên cứu của các tổ chức quốc tế trên với sự phối hợp của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), đại dịch COVID-19 khiến cho các trường học buộc phải đóng cửa, chất lượng giảng dạy đi xuống trong suốt hai năm qua gây tác động tiêu cực tới trình độ của các em học sinh, đặc biệt là trong các môn đọc hiểu và toán, hai môn cơ bản trong giáo dục tiểu học.

Trưởng nhóm nghiên cứu Emanuela Di Gropello cho biết, Mỹ Latinh đã trải qua một giai đoạn khủng hoảng giáo dục trước khi COVID-19 xuất hiện và đại dịch này đã khiến cho sự suy giảm chất lượng càng trở nên trầm trọng hơn. Theo số liệu thống kê, cứ 4 trong 5 học sinh 11 tuổi (tương đương 80%) không có khả năng hiểu và phân tích một cách phù hợp những bài đọc cơ bản cho độ tuổi này.

Thống kê của WB chỉ rõ, khoảng 170 triệu học sinh ở khu vực Mỹ Latinh và Caribe chỉ tiếp nhận khoảng 50% thời lượng học trực tiếp kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát cho đến nay. Những đối tượng bị ảnh hưởng đặc biệt là trẻ em ở cấp tiểu học và thuộc tầng lớp thấp trong xã hội.

Các nhà nghiên cứu cũng khuyến nghị cần phải mở cửa trở lại một cách “an toàn và bền vững” tất cả các trường học và cho phép tất cả các học sinh được đăng ký mà không có ngoại lệ, cũng như hạn chế tối đa tình trạng bỏ học nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với giáo dục trong hai năm qua.

Ngoài ra, báo cáo cũng đề xuất rằng chương trình giảng dạy ở các trường nên ưu tiên các kỹ năng cơ bản như đọc, viết và làm toán, đồng thời các giáo viên phải đánh giá lại trình độ của từng học sinh để xác định ảnh hưởng của đại dịch để triển khai các chiến lược và chương trình cụ thể.

Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc
Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc

Tại hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 tổ chức trong hai ngày 23 - 24.11, Anh hùng Lao động Thái Hương bày tỏ mong muốn có sự thấu hiểu và vào cuộc của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng cho sự nghiệp trồng người nhằm mang lại hạnh phúc đích thực cho con trẻ trong hành trình học tập.

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.