Chắp cánh cho những khát vọng vươn xa

“Diều chỉ bay cao nhờ ngược gió”. Nhìn lại chặng đường gần 1 thập kỷ qua có thể thấy, câu nói này thật đúng với Phổ Yên; năm 2013, từ một huyện thuần nông, Phổ Yên thực sự bứt phá mạnh mẽ. Không chỉ lên thành phố trước thời hạn 3 năm, Phổ Yên lần thứ 3 vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Việc trở thành thành phố trẻ đã mở ra chặng đường mới với nhiều thời cơ, vận hội, khát vọng mới; đặc biệt, Phổ Yên đã vươn lên xứng tầm thành phố công nghiệp và là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, động lực của tỉnh Thái Nguyên…

Động lực tạo nên những kỳ tích

“Gợi lại lịch sử không phải để đắm chìm vào quá khứ, mượn hào quang của quá khứ mà là để cho ánh phản chiếu của lịch sử soi tỏ những bước đi hôm nay...”. Phổ Yên, vùng đất phên dậu phía Bắc kinh thành Thăng Long xưa, cũng là quê hương của vua Lý Nam Đế - người đầu tiên xưng đế và dựng nước Vạn Xuân, khai sinh ra nền độc lập tự chủ đầu tiên của nước Việt… Ý thức trách nhiệm với quốc gia dân tộc - đó chính là yếu tố chủ đạo, nhất quán và xuyên suốt trong lịch sử đất và người Phổ Yên. Đó cũng chính là động lực để Phổ Yên tạo nên những kỳ tích, vươn lên xứng tầm là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, động lực của tỉnh Thái Nguyên…

Lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên và TP. Phổ Yên kiểm tra tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn - ảnh: B. Hợp
Lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên và TP. Phổ Yên kiểm tra tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn Ảnh: B. Hợp

Nói về đổi thay mang tính đột phá về kinh tế của Phổ Yên, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Bùi Văn Lương bồi hồi nhớ lại, đó là khi Tập đoàn Samsung đầu tư hàng tỷ USD xây dựng tổ hợp sản xuất tại Khu công nghiệp Yên Bình (năm 2013), kéo theo hàng chục dự án phụ trợ, giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu trên địa bàn thành phố nói riêng, của tỉnh Thái Nguyên nói chung tăng đột biến.

Việc thu hút được “đại bàng” lớn về "làm tổ" đã tác động rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phổ Yên nhanh chóng trở thành một trọng điểm công nghiệp hóa, trung tâm công nghiệp lớn không những của tỉnh mà cả khu vực. Diện mạo của một đô thị công nghiệp năng động, hiện đại ngày càng hiện hữu rõ nét. Điều đó đã thúc đẩy Phổ Yên tự tin thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên (ngày 8.10.2020) về xây dựng, phát triển thị xã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh trước năm 2025…

Triển khai thực hiện nghị quyết, Phổ Yên đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể tổ chức thực hiện bài bản, khoa học và hiệu quả, cả hệ thống chính trị đặt quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng và lộ trình phấn đấu trở thành thành phố vào năm 2023… Đặt mục tiêu trở thành thành phố trước thời hạn so với nghị quyết của Đảng bộ tỉnh là một quyết định táo bạo của Đảng bộ Phổ Yên lúc bấy giờ. Vậy nên, “muốn đi nhanh, đi mạnh và muốn đi trước tải”, một “guồng máy” chạy đua với thời gian đã được khởi động. “Guồng máy” đó làm việc không kể ngày đêm, trong hay ngoài giờ hành chính; lấy hiệu quả công việc, sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo.

Chia sẻ về điều này, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Bùi Văn Lương cho biết: cấp ủy thành phố đã thống nhất, phải làm nhanh, làm mạnh và làm hiệu quả. Trong công việc, luôn có phương châm là nếu gánh được 50kg có thể cố lên 55kg chứ đừng có gánh 5kg hay 10kg thì lãng phí lắm… Nhưng để mỗi người chịu "vác” thêm 5kg, người đứng đầu phải “gánh việc trước”. Đồng thời, “thổi lửa”, truyền nhiệt huyết và phải tìm tòi những cách làm sáng tạo…

Với nỗ lực đó, chỉ sau một thời gian ngắn, từ một huyện thuần nông, Phổ Yên đã trở thành thị xã và hoàn thiện các tiêu chuẩn của một thành phố. "Trái ngọt đã hiện hữu”, ngày 15.2.2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 469 NQ-UBTVQH15 về việc thành lập các phường thuộc thị xã Phổ Yên và thành phố Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên (chính thức có hiệu lực từ ngày 10.4.2022). Như vậy, Phổ Yên đã hiện thực mục tiêu trở thành thành phố sớm hơn 3 năm so với Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên đề ra.

Phấn đấu trở thành đô thị loại II

Phổ Yên đã và đang ghi những dấu ấn và bứt phá mạnh mẽ trên hành trình phát triển. Không chỉ lên thành phố trước thời hạn, Phổ Yên lần thứ 3 vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Chặng đường mới đã mở với nhiều thời cơ và vận hội mới. “Vinh quang nằm trong nỗ lực” - câu nói này thật đúng với thành phố trẻ Phổ Yên. Chỉ một năm sau khi từ thị xã lên thành phố trực thuộc tỉnh, Phổ Yên tiếp tục bước vào thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng tiếp theo là phấn đấu trở thành đô thị loại II vào năm 2025 và trở thành đô thị loại I trước năm 2030.

Mục tiêu này được cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 08/NQ-TU ngày 19.5.2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Để thực hiện mục tiêu này, Đảng bộ thành phố đã đề ra các nhóm giải pháp: đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, lấy sản xuất công nghiệp là nền tảng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, tập trung triển khai công tác giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư, thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch gắn với huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng kinh tế - xã hội...

Trên nền tảng những kết quả đã đạt được, năm 2023, Phổ Yên duy trì được mức tăng trưởng kinh tế ổn định, thu hút thêm nhiều dự án mới đầu tư vào địa bàn. GRDP bình quân đạt trên 317 triệu đồng/người/năm, cao gấp hơn 3 lần mức bình quân chung toàn tỉnh, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Bộ mặt đô thị trên địa bàn thành phố thay đổi nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ổn định ở mức 25 - 30%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, hiện chiếm tỷ trọng 97,2%, nông nghiệp giảm còn 2,8%; thu ngân sách đạt 3.000 tỷ đồng (bằng 285% dự toán tỉnh giao, bằng 600% so với năm 2022). Phổ Yên cũng trở thành địa phương đóng góp tới 92% giá trị sản xuất công nghiệp và 97% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

Hạ tầng đô thị của thành phố có bước phát triển mạnh mẽ, chỉ trong vòng 3 năm qua, hàng loạt dự án được triển khai thực hiện trên địa bàn, như: quần thể Văn hóa - Thể thao - Công viên cây xanh; tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc; các khu tái định cư; cụm công nghiệp Tân Phú I, Tân Phú II, Khu công nghiệp Yên Bình giai đoạn 2; các dự án đầu tư công, khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn…

2024 là năm thứ tư thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, thành phố đã đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, phấn đấu giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu đạt 971.630 tỷ đồng; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 403 triệu đồng/người; thu ngân sách đạt 2.651 tỷ đồng; xây dựng, hoàn thiện bảo đảm các tiêu chí của đô thị loại II và công bố Phổ Yên là đô thị loại II vào cuối năm 2024…

Theo Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Bùi Văn Lương, để Phổ Yên cán đích đô thị loại II còn vẫn còn một số tiêu chuẩn cần sớm đạt, như: cơ sở giáo dục - đào tạo cấp đô thị; mật độ giao thông đô thị; tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật; công trình xanh; khu chức năng đô thị, khu đô thị mới được quy hoạch, thiết kế theo mô hình xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh.

Do đó, thành phố xác định tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ, nhóm giải pháp khác nhau, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, tạo nền tảng vững chắc bước vào thực hiện nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ. Đặc biệt, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai, quản lý trật tự xây dựng, thực hiện hiệu quả công tác GPMB, thu hút đầu tư; nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại II, phấn đấu đến hết năm 2024 Phổ Yên đạt tiêu chí đô thị loại II. Đồng thời, áp dụng chuyển đổi số vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong công tác giải quyết thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp…

Với nỗ lực, quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị, bằng những giải pháp quyết liệt, đồng bộ và phù hợp, Phổ Yên tin tưởng sẽ rút ngắn thời gian xây dựng đô thị loại II và sớm trở thành đô thị loại I trong tương lai không xa.

Địa phương

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.