Chậm triển khai bệnh án điện tử

Xác định việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai bệnh án điện tử (EMR) là xu hướng tất yếu của ngành y tế, là bước đột phá quan trọng trong chuyển đổi số của ngành y tế; Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 46/2018/TT-BYT quy định hồ sơ EMR. Tuy nhiên, hiện số lượng bệnh viện hạng 1 triển khai EMR theo quy định Thông tư số 46/2018 vẫn còn rất khiêm tốn.

94 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai EMR

Theo lộ trình của Thông tư số 46/2018 đề ra, hết năm 2023, phải có 135 bệnh viện hạng 1 triển khai EMR thành công và khuyến khích các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác triển khai EMR. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, cả nước mới có 94 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công bố đã triển khai EMR, không sử dụng bệnh án giấy; trong đó, có 32 bệnh viện hạng 1, 44 bệnh viện hạng 2, 4 phòng khám và 14 bệnh viện tư nhân. Như vậy, tỷ lệ bệnh viện hạng 1 thực hiện theo Thông tư số 46/2018/TT-BYT mới đạt 23,7% (32/135) chỉ tiêu đề ra.

PGS.TS. Trần Quý Tường, Chủ tịch Hội Tin học Y tế cho biết, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai EMR là xu hướng tất yếu của ngành y tế, là bước đột phá quan trọng trong chuyển đổi số của ngành y tế. Khi triển khai EMR, người bệnh không phải mang theo tất cả các loại giấy tờ khi đi khám bệnh, chữa bệnh; quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời của người dân, để chủ động hơn trong phòng và chữa bệnh. EMR cũng giúp giảm thời gian chờ đợi và thủ tục rườm rà; người bệnh không phải lo lắng nếu làm mất kết quả xét nghiệm...

Việc triển khai EMR cùng với triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử giúp cho ngành y tế có được dữ liệu về sức khỏe của người dân đầy đủ, chính xác, minh bạch, giúp cho việc quản lý chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế dễ dàng hơn, hạn chế lạm dụng thuốc và xét nghiệm. Mặt khác, EMR còn cung cấp thông tin, dữ liệu lâm sàng nhanh chóng, kịp thời giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; khi thông tin về sức khỏe của người bệnh được thông suốt giữa các tuyến sẽ giúp việc chẩn đoán và phối hợp điều trị tốt hơn. Các bác sĩ có thể truy cập hồ sơ EMR từ bất kỳ nơi nào trên thế giới nếu có internet, tiết kiệm được chi phí duy trì các kho lưu trữ hồ sơ bệnh án giấy.

Ích lợi là vậy nhưng việc triển khai EMR còn chậm trễ, mà theo nhiều chuyên gia, đây là vấn đề mới, hiện chưa có cơ chế tài chính cho ứng dụng công nghệ thông tin y tế nói chung và triển khai hồ sơ EMR nói riêng. Bên cạnh đó là tình trạng thiếu quyết liệt từ phía lãnh đạo nhiều bệnh viện, khó thay đổi thói quen làm việc truyền thống sang quy trình làm việc hiện đại, khoa học.

Vẫn còn những khó khăn

Là một trong những bệnh viện hạng I đã đưa vào sử dụng EMR từ tháng 9.2018, PGS.TS. Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, đơn vị là 1 trong những cơ sở y tế đầu tiên trên cả nước được Bộ Y tế thẩm định và phê duyệt cho triển khai EMR trong khám bệnh, chữa bệnh. Sau hơn 5 năm triển khai, hiện tại, EMR đã đem lại những hiệu quả rất tích cực trong công tác quản lý khám, chữa bệnh và sự phát triển của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Theo đó, người bệnh đến đây, chỉ cần mang giấy tờ tùy thân, thay vì trước kia phải mang theo bệnh án giấy; mọi khâu tư vấn đều có trong hồ sơ EMR. Người bệnh đã khám gì, vào thời gian nào, kết quả các xét nghiệm, đơn thuốc ra sao… tất cả đều được lưu chi tiết trong hồ sơ EMR của mỗi bệnh nhân. Thuận tiện, không xếp hàng chờ đợi lấy số, giảm gánh nặng giấy tờ, nhất là với người bệnh cao tuổi, EMR cũng tạo thuận lợi cho việc thăm khám của các y, bác sĩ.

PGS.TS. Nguyễn Văn Sơn cho biết, Bệnh viện đang phấn đấu trở thành hạng đặc biệt vào năm 2025, do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số được đặc biệt chú trọng. Trong đó, phải kể tới việc triển khai ứng dụng di động dành cho người bệnh với các tính năng: Đặt khám trực tuyến, đặt lịch khám tại bệnh viện, đặt lịch khám tại nhà; tương tác trực tiếp với bác sĩ; xem hồ sơ sức khỏe; xem các kết quả xét nghiệm, kết quả chẩn đoán hình ảnh; xem tin tức mới cập nhật của bệnh viện.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để bảo đảm vận hành trơn tru, hiệu quả cho EMR, còn đòi hỏi thiết bị phải đúng, đủ và đồng bộ. Trong trường hợp máy tính kết nối EMR hay các thiết bị khám bệnh, chữa bệnh không kết nối, không tương thích với phần mềm EMR thì buộc các bệnh viện phải cập nhật dữ liệu thủ công. Mặt khác, để giải quyết bài toán về áp lực trong vận hành và nâng cao hiệu quả của EMR thì chi phí đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, thiết bị vẫn là một trong những yếu tố quan trọng.

Hiện nay, ngoài nỗ lực đầu tư chi phí ban đầu để đưa được EMR vào thực hiện, các bệnh viện lại gặp vướng trong hoạt động thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo hình thức hồ sơ EMR. Mặc dù là EMR nhưng bảo hiểm xã hội quy định, phải có phim thì mới được thanh toán các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh; các bệnh viện đã triển khai không in phim đều phản ánh việc vẫn chưa có quy định về thanh toán giá tiền phim cho các bệnh viện triển khai EMR, chỉ có các bệnh viện được Bộ Y tế phê duyệt thí điểm, mới được thanh toán theo mức giá quy định tại Đề án.

Đại diện Bệnh viện Đa khoa Cuộc sống Sơn La chia sẻ, các biểu mẫu có liên quan đến chữ ký của người bệnh vẫn phải ký tươi như bảng kê thanh toán ra viện; bản cam kết của người bệnh; phiếu công khai thuốc, dịch vụ khám, chữa bệnh; phiếu cam kết phẫu thuật. Do cơ quan bảo hiểm không đồng ý cho sử dụng sinh trắc học vân tay, do đó, bệnh viện phải cho bệnh nhân/người nhà ký tươi trên bản giấy, sau đó số hóa thành bản điện tử đính kèm hồ sơ EMR và phải lưu trữ bản giấy theo quy định.

Sức khỏe

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
Tin tức

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Mới đây, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024. Hội nghị nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở Hà Tĩnh trong công tác truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

Tranh thủ các chính sách về thu hút, đào tạo, đãi ngộ để nâng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế.
Tin tức

Đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật trong ngành y tế tỉnh Bình Thuận

Từ hiệu quả triển khai Đề án xây dựng bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, đồng thời tăng cường phối hợp với bệnh viện tuyến trên TP. Hồ Chí Minh để nhận chuyển giao nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu, những năm gần đây, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đạt được một số kết quả nhất định trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.