Cặp vợ chồng giáo viên cùng nhau gieo chữ nơi biên giới

15 năm gắn bó với nghề giáo cũng là 15 năm vợ chồng thầy Mai Đức Tiệp và cô Vi Thị Dinh đồng hành bên nhau. Hai vợ chồng đã cùng gieo mầm tri thức lên những “khoảnh nương” đặc biệt, là những đứa trẻ vùng cao huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. 

Tận tâm với học sinh vùng biên 

Điểm trường Thèn Pả, xã Thượng Phùng là nơi vợ chồng thầy Mai Đức Tiệp và cô giáo Vi Thị Dinh làm việc. Nơi đây thời tiết khắc nghiệt, mùa hè thì quá nóng, mùa đông thì gió rét, sương mù dày đặc, có năm còn xuất hiện băng giá, nhiệt độ xuống thấp khiến đời sống sinh hoạt của thầy cô và các em học sinh vô cùng khó khăn.

Cũng giống như bao điểm trường khác ở vùng cao, việc duy trì các em đi học rất vất vả. Thầy Tiệp cùng cô Dinh phải nỗ lực vận động các em đến trường, còn phải coi trẻ như con để giữ chân các em ở lại lớp học cái chữ. Hạn chế về ngôn ngữ, nên việc làm sao để truyền tải được kiến thức cho học sinh cùng là vấn đề đầy thách thức với hai vợ chồng giáo viên. 

Những ngày đầu tiên bám trường, bám bản, cô Dinh nhớ có những học sinh tai bị chảy mủ nặng mùi, các bạn không dám lại gần, rồi cô giáo phát hiện ra và rửa cho thì mới hết mùi. Cô Dinh kể, lúc nào trên người cũng phải có thuốc hạ sốt này, kháng sinh kháng viêm, thuốc sát trùng, khử khuẩn để nếu trẻ bị ốm, bị đau thì cô giáo sẽ chăm sóc. 

Không chỉ vừa là giáo viên, vừa là bác sĩ, cặp vợ chồng còn bảo nhau kiêm thêm việc chuẩn bị bữa trưa cho các em. Không điện, không nước, không chợ, buổi sáng trẻ đi học thì thường là các bạn mang theo một phần cơm nhỏ hoặc là một phần mèn mén để ăn trưa. Cô Dinh và thầy Tiệp thường xuyên nấu thêm mì tôm để các em ăn vừa nóng vừa chống đói, còn có sức để học. 

Bằng tình yêu nghề, yêu học trò và cả tình yêu, hạnh phúc vợ chồng, họ đã vun vén nên những ngôi trường hạnh phúc điểm trường Thèn Pả xa xôi của huyện Mèo Vạc đã duy trì sĩ số ổn định. 

Cũng nhờ có sự cố gắng của cả 2 vợ chồng nên chất lượng học sinh tại điểm trường nhiều năm gần đây cũng đã tốt hơn. Thậm chí, thầy Tiệp còn khoe, học sinh từ Thèn Pả này đã có em học đến đại học, ngành công nghệ thông tin ở Hà Nội, nhiều em đi học sư phạm mầm non…

Hai vợ chồng giáo viên chia sẻ, họ không những chỉ dạy học cho các trẻ học sinh mà buổi tối, thầy cô còn mở thêm lớp học dạy xóa mù chữ cho bà con trong bản. Sáng thì dạy trò nhỏ, tối dạy trò lớn, có khi là bố mẹ, ông bà của các trò nhỏ. Bên cạnh việc dạy học, các thầy cô giáo cũng tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền cho người dân bảo vệ đường biên mốc giới.

Cùng nhau vượt qua khó khăn

Tại Hà Giang có 06 điểm trường, mỗi điểm trường chỉ có 02 giáo viên, họ là những cặp vợ chồng. Mỗi cặp đôi một hoàn cảnh nhưng họ giống nhau ở tình yêu nghề và quyết tâm vượt khó, bám trụ, gieo chữ nơi vùng cao, biên giới.

Thầy Mai Đức Tiệp và cô Vi Thị Dinh cũng nằm trong số những cặp giáo viên đầy nghị lực đó. Họ biết đến nhau khi cả hai cùng học tại trường Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang. Mối duyên lành đã nở hoa trên miền núi đá khi cô Dinh và thầy Tiệp cùng nhau lên Mèo Vạc. 

Thầy Tiệp chia sẻ “Vợ tôi vào ngành trước, từ năm 2008, đến năm 2009 thì tôi cũng được trở thành giáo viên. Lúc ấy cả hai mới quyết định xây dựng hạnh phúc gia đình.”

Tua lại cuộn băng ký ức, thầy Tiệp kể về sự khó khăn của điểm trường khi hai vợ chồng lên đây. Thèn Pả không có điện, thiếu thốn nước sạch. Đường lên Thượng Phùng dốc ngược, quanh co và quá hiểm trở. Bên đường, đá dăm đổ từng đống, xe chúng tôi liên tục vấp những ổ voi, ổ gà, làm gì cũng vô cùng khó khăn. 

Những lúc như thế, thầy Tiệp lại động viên vợ, hai vợ chồng lấy nụ cười của học sinh làm niềm vui, lấy tiếng đọc chữ ê a của các em làm động lực và lấy tình yêu dành cho nhau thắp bừng ý chí vươn lên. 

Chia sẻ về dự định tương lai, thầy Tiệp chia sẻ mọi người cũng hỏi sao không chuyển về dưới xuôi, xin dạy học cho bớt vất vả. Nhưng thầy ở đây đã quen, tình yêu với học trò đã khăng khít như gia đình, mảnh đất này như thầy coi như quê hương thứ hai. Thầy tâm niệm, đã chọn dạy học thì quan trọng nhất là mình có tâm với nghề. 

15 năm gắn bó với Thèn Pả, thầy Tiệp cùng cô Dinh mong muốn học trò đủ no đủ ấm, các em có cái chữ thị sẽ có hi vọng về tương lai tốt đẹp.

Đến nay cô thầy đã có một tổ ấm với 2 người con. Hai vợ chồng không mơ ước gì lớn lao cả, chỉ mong 2 vợ chồng, con cái khỏe mạnh để yên tâm công tác. Quanh năm ở trên núi, bởi thế, cách thể hiện tình cảm vợ chồng của các thầy cô cũng rất đặc biệt. Ở nơi núi cao này những đóa hoa tươi tặng người mình thương cũng là điều xa xỉ, hoa cỏ dại bên đường nhiều lắm cùng nhau ngắm thôi cũng đủ rồi. Những lúc tình cảm với vợ, thầy Tiệp sẽ tự tay vào bếp, mổ gà làm cơm cả nhà cùng ăn. 

Công sức, tuổi trẻ và ý chí của vợ chồng thầy giáo Mai Đức Tiệp và cô Vi Thị Dinh đã được công nhận khi Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh là Nhà giáo tiêu biểu, xuất sắc năm 2022. Hai thầy cô cũng vinh dự cùng với gần 40 thầy cô giáo toàn quốc được gặp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Thủ đô Hà Nội. 

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.