Cấp thiết “cứu” làng nghề gốm Quao truyền thống

“Thóc An Điền, tiền làng Quao” - câu ví gợi nhớ về một thời sầm uất, giàu có của làng Quao (bây giờ là thôn Lâm Xuyên, xã Phú Điền, huyện Nam Sách, Hải Dương) nhờ nghề làm gốm truyền thống. Ấy vậy mà hiện nay trong làng chỉ hiếm hoi tìm thấy được một vài vật dụng hay còn lại trong hồi ức những người cao tuổi. Việc “cứu” làng nghề truyền thống rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ, kịp thời của các cấp chính quyền, người dân để phục hồi, tìm hướng đi mới, thay đổi phù hợp, lưu giữ và phát triển giá trị văn hóa lịch sử này.

Bà Hoàng Thị Bé và một số đồ gốm Quao còn sót lại.
Bà Hoàng Thị Bé và một số đồ gốm Quao còn sót lại

Một thời sầm uất, phồn thịnh

Dư địa chí Hải Dương có ghi chép gốm Quao ra đời khoảng thế kỷ XV, thời kỳ phát triển sầm uất nhất là vào đầu thế kỷ XIX, khi ấy một nửa số hộ dân trong làng có lò nung gốm và độ nổi tiếng của gốm Quao không hề thua kém gốm Chu Đậu mặc dù xuất hiện sau. Đến đầu thế kỷ XX, làng Quao có tới 95% số hộ làm nghề gốm. Hiện nay trong làng có giếng, ao hồ rất sâu nhưng không có bùn đất mà hầu như là mảnh sành, mảnh gốm tích tụ nhiều năm - Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Lâm Xuyên, xã Phú Điền Nguyễn Văn Tưởng, người con sinh ra lớn lên tại làng kể lại như thêm chắc chắn về lịch sử thịnh vượng một thời của làng gốm truyền thống nơi đây.

Trưởng thôn Lâm Xuyên cho biết thêm: Nhờ nghề làm gốm mà làng Quao thịnh vượng nhất vùng, người dân trong làng rất giàu có. Thời sầm uất, riêng tháng 2 trong làng chỉ tổ chức các hoạt động hội hè, ăn chơi thu hút người dân xung quanh đến tụ họp tấp nập, đình làng khi ấy cũng to và bề thế vô cùng. Cũng chính vì sự trù phú mà nghề gốm đem lại đã thu hút người dân địa phương khác đến ngụ cư tại làng (Hà Nam, Hưng Yên...), thậm chí làng bên chỉ chuyên phục vụ chở đất cho Làng Quao làm gốm.

Gốm Quao khác biệt với những làng gốm khác khi không sử dụng men và chủ yếu sản xuất các đồ dùng dân dụng phục vụ dân sinh như: Nồi, niêu, chậu, chõ đồ xôi, ấm, chóe, vại nhỡ, lọ, hũ nhỏ… Đặc biệt nguyên liệu và cách làm gốm vô cùng “khó tính”. Đất để làm gốm Quao phải là đất Kính Chủ, huyện Kinh Môn, nguyên liệu dùng để đốt lò phải dùng cây tre, dóc lấy ở Bắc Giang. Người đốt lò sẽ dùng tay để điều khiển ngọn lửa thông qua việc điều chỉnh vị trí các cây tre, dóc tạo ra nhiệt độ mong muốn. Chính vì kĩ thuật cao như vậy nên người thợ đốt lò xưa vô cùng được trọng vọng. Gốm Quao được làm hoàn toàn thủ công, đất sét sẽ được nhào lặn cho chín rồi thấu nhuyễn dẻo mịn, kéo dài được như kéo bột mì làm bánh. Sau đó đất được đưa lên bàn xoay, dùng chân đẩy, tay vuốt để tạo hình dạng mong muốn, tiếp theo là cắt đáy và đem phơi khô cuối cùng cho vào lò nung.

Chính nhờ nguyên liệu khắt khe, kĩ thuật thủ công mà gốm Quao có màu hồng tươi, xương mịn, bền chắc và vô cùng được ưa chuộng thời bấy giờ. Khi ấy, bao quanh làng là sông Quao thuyền vài chục tấn đua nhau ra vào để chở đất làm gốm, sản phẩm đem đi buôn bán khắp các vùng miền Bắc.

Chỉ còn lại những dấu tích

Làng gốm Quao hoạt động liên tục suốt 5 thế kỷ, nhưng đến năm 1942, xảy ra việc ngăn sông, đường vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm bị cắt đứt, làng gốm từ đó suy vong. Sau cách mạng, gốm Quao được khôi phục, năm 1965 Hợp tác xã đồ gốm Phú Điền được thành lập song sản phẩm dần mất thị trường, hợp tác xã giải thể, trong làng chỉ còn lại một số gia đình duy trì làm gốm. Theo trưởng thôn Lâm Xuyên Nguyễn Văn Tưởng, cách đây 30 năm, nghề làm gốm truyền thống ở làng hoạt động cầm chừng, những năm ấy sản phẩm làm ra phải tự mang đi bán tại các chợ quanh vùng không như trước đây thuyền buôn đua nhau tới tận cửa.

Trong những năm làng nghề gốm dần bị mai một, trong làng chỉ còn lại bà Hoàng Thị Bé - người làm gốm cuối cùng. Khi ấy, bà Bé làm gốm theo đơn đặt hàng như các niêu nhỏ đựng bùa, đồ hứng nhựa thông... trung bình mỗi tháng thu nhập được 2.4 triệu đồng, tuy không được như xưa nhưng vẫn đủ để bà duy trì với nghề. Nhưng cách đây 3 năm do tai nạn gãy xương tay bà đã không còn làm gốm nữa, từ đó nghề làm gốm truyền thống tàn lụi. Hiện nay trong làng tuyệt nhiên không còn dấu vết của làng gốm xưa, chỉ hiếm hoi tìm thấy được một vài vật dụng gốm Quao còn sót lại. “Nhớ nghề, thích làm, muốn làm lắm nhưng không còn đất để làm, tay gãy rồi con cháu không cho theo nữa” - bà Bé chia sẻ khi được hỏi về nỗi niềm với nghề gốm đã gắn bó cả đời (bà làm gốm từ năm 6 tuổi đến năm 88 tuổi).

So với gốm Quao, gốm Chu Đậu cũng có nguồn gốc từ huyện Nam Sách và có 400 năm bị thất truyền nhưng hiện nay đã được hồi sinh, phát triển và trở thành một trong những đại diện tiêu biểu của nghề gốm Việt. Trăn trở, đau đáu với nghề truyền thống dần bị mất đi, các cấp chính quyền đã có những biện pháp để lưu giữ làng nghề xưa. Trưởng thôn xã Lâm Xuyên cho biết: Những năm nghề gốm dần mai một, chi bộ thôn đưa ra nhiều giải pháp để tìm thị trường, kỹ thuật, cách làm, cách chuyển đổi để có thể phục dựng lại nghề gốm cổ, khôi phục lại sự sầm uất, nhưng gốm Quao là nghề làm gốm truyền thống, không dùng men nên rất khó để chuyển sang gốm nghệ thuật như gốm Chu Đậu. Các nghệ nhân trong làng cũng không còn nhiều, nghề gốm bị các đồ dụng bằng vật liệu khác thay thế, không đem lại kinh tế lại vô cùng vất vả nên lớp trẻ “chê nghề”.

Làng gốm Quao là một trong nhiều làng nghề cổ đang dần bị mai một, thất truyền, điều này không chỉ là mất đi một nghề với người dân mà còn mất đi giá trị văn hóa, truyền thống lâu đời của cả vùng miền, dân tộc. Chính vì vậy, việc “cứu” làng nghề truyến thống rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ, kịp thời của các cấp chính quyết và cả người dân trong làng để phục hồi, tìm hướng đi mới, thay đổi phù hợp với thị trường, lưu giữ và phát triển nét văn hóa lịch sử này.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.