Cảnh sát giao thông có quyền dừng xe biển số đỏ và xanh?

Xin hỏi, Cảnh sát giao thông có được quyền dừng xe biển số đỏ, xanh không? Xe biển xanh/đỏ được ưu tiên thế nào khi tham gia giao thông?  – Câu hỏi của bạn Đức Luật (Hà Tĩnh).

Cảnh sát giao thông có được quyền dừng xe biển số đỏ và biển xanh? -0
Ảnh minh họa/ITN

Luật sư Nguyễn Hoàng Thịnh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Với xe biển số màu xanh

Biển số xe màu xanh là biển số xe được cấp cho xe ô tô, xe mô tô của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, Ban quản lý dự án có chức năng quản lý nhà nước (theo khoản 5, Thông tư số 24/2023/TT-BCA ).

Xe của các cơ quan, đơn vị kể trên có đặc điểm chung là có nền màu xanh, chữ và số màu trắng, sêri biển số sử dụng một trong 11 chữ cái: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M. Riêng với xe mô tô biển xanh thì các chữ cái A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M trong sêri biển số sẽ được kết hợp thêm với một chữ số tự nhiên từ 1 đến 9.

Tương ứng với mỗi chữ cái, người dân có thể dễ dàng nhận diện xe biển xanh là thuộc sở hữu của cơ quan, đơn vị nào.

Với xe biển số màu đỏ

Biển số xe màu đỏ là biển số xe được cấp cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc Phòng.

Đặc điểm chung của các xe mang biển số màu đỏ là nền biển màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm. Biển này được phủ lớp vật liệu phản quang màu đỏ trên bề mặt, trên nền biển có dập nổi hình quân hiệu. Xe của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được phân biệt bằng các ký hiệu biển số riêng.

Căn cứ Điều 16, Thông tư số 32/2023/TT-BCA quy định về việc dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, Cảnh sát giao thông có quyền dừng xe người tham gia giao thông để kiểm soát theo các trường hợp được pháp luật quy định mà không phụ thuộc vào màu của biển số.

Do đó, Cảnh sát giao thông hoàn toàn có quyền dừng xe biển xanh/đỏ nếu các xe này thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Cảnh sát giao thông trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các vi phạm về giao thông và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

2. Cảnh sát giao thông thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

3. Cảnh sát giao thông thực hiện theo văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng về dừng xe để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các vi phạm khác.

4. Cảnh sát giao thông nhận được tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông.

Lưu ý: Quy định trên không áp dụng đối với xe biển xanh/đỏ đang phát tín hiệu ưu tiên khi làm nhiệm vụ.

Xe biển xanh/đỏ được ưu ái như thế nào khi đi đường?

Xe biển xanh/đỏ được “ưu ái” hưởng quyền ưu tiên nếu đang thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp được quy định tại Điều 22, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 bao gồm:

(1) - Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.

(2) - Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường.

Trong đó:

- Xe quân sự bao gồm: Xe quân sự đi thực hiện nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn, tác chiến,…; xe thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc điều tra, dẫn giải tội phạm, tham gia chống khủng bố.

- Xe công an bao gồm: Xe đi thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc điều tra, dẫn giải người phạm tội, chống biểu tình, bạo loạn, giải tán đám đông gây rối trật tự,...

(3) - Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu: Chở bệnh nhân cấp cứu hoặc đi đón bệnh nhân cấp cứu.

(4) - Xe hộ đê, xe đi khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp.

Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp là xe đi thi hành biện pháp đặc biệt khi có tình trạng đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội hoặc có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm (theo khoản 4, Điều 3, Nghị định số 109/2009/NĐ-CP).

Các xe biển xanh/đỏ thuộc các trường hợp kể trên được hưởng sự “ưu ái” như sau:

- Không bị hạn chế về tốc độ xe chạy.

- Được đi vào đường ngược chiều.

- Được tiếp tục hành trình kể cả khi có đèn đỏ.

- Chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Lưu ý: Khi làm nhiệm vụ, các xe biển xanh/đỏ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn để báo hiệu những người tham gia giao thông khác.

Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?
Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?

Xin hỏi, trường hợp bị cho nghỉ việc cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không? Không trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đủ điều kiện hưởng thì bị phạt thế nào? – Câu hỏi của bạn Đức Huy (Hải Dương).

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.