Cần quan tâm hơn nữa đối với y tế cơ sở

Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, thời gian tới ngành Y tế Thủ đô sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác giám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hoạt động chuyên môn kịp thời, hiệu quả. Cùng với đó, nâng cao chất lượng tuyến y tế cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các trạm y tế và phòng khám đa khoa nhằm thu hút người bệnh, giảm tải gánh nặng cho tuyến trên.

Tổ chức triển khai đầu tư các dự án y tế năm 2023

Quý I.2023, Sở Y tế thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản chỉ đạo về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và thực hiện Luật Bảo hiểm y tế, công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tới các đơn vị. Trong quý I.2023, tổng số lượt khám chữa bệnh là 744.014 lượt.

Báo cáo của Sở Y tế cho thấy, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố vẫn đang được kiểm soát tốt. Cụ thể, đối với dịch sốt xuất huyết Dengue ghi nhận 197 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2022. Bệnh nhân phân bố tại 26/30 quận, huyện, thị xã và 124/579 xã, phường, thị trấn; Tay chân miệng ghi nhận 248 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2022; thủy đậu có 800 ca mắc, ghi nhận một số chùm ca bệnh tại một số trường mầm non trên địa bàn thành phố; uốn ván có 3 ca mắc, số mắc giảm so với cùng kỳ năm 2022; liên cầu lợn ghi nhận 2 ca; bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) trong năm 2023 chưa ghi nhận trường hợp mắc; bệnh do virus Marburg đã có 2 quốc gia Châu Phi ghi nhận ổ dịch do virus Marburg… Ngoài ra, thành phố tiếp tục duy trì công tác tiêm chủng vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Cần quan tâm hơn nữa đối với y tế cơ sở -0
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà kiểm tra công tác phòng chống  sốt xuất huyết tại quận Thanh Xuân. Ảnh: ITN

Về công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm đang xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung hệ thống phần mềm thống kê báo cáo bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp áp dụng tại 30 quận, huyện, thị xã.

Về hoạt động nâng cao chất lượng y tế cơ sở, thực hiện kế hoạch của thành phố về việc đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo. Theo đó, thành phố hỗ trợ các quận, huyện, thị xã đầu tư nâng cấp Y tế cơ sở trong giai đoạn 2021-2025 từ nguồn ngân sách thành phố tổng số 198 dự án (9 trung tâm Y tế, 11 phòng khám đa khoa và 178 trạm Y tế). Ngoài ra còn 153 dự án đầu tư nâng cấp Y tế cơ sở từ ngân sách cấp huyện.

Hiện nay, UBND các quận, huyện, thị xã đang tiến hành tổ chức triển khai đầu tư cho các dự án y tế cơ sở năm 2023 theo kế hoạch được duyệt. Sở Y tế đã phối hợp với các quận, huyện, thị xã hướng dẫn về chuyên môn theo đúng quy định. Đồng thời, Sở cũng đang tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện các dự án tại một số quận, huyện, thị xã.

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các hoạt động

Lãnh đạo một số đơn vị y tế cơ sở cho biết, hiện nay các hoạt động chuyên môn tại cơ sở như: nhân lực khám chữa bệnh tại các trạm y tế còn thiếu, cán bộ y tế chưa có chứng chỉ hành nghề hooặc chưa đủ điều kiện phụ trách chuyên môn khám chữa bệnh; Công tác đấu thầu mua sắm vật tư y tế còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc,...

Giám đốc Sở Y tế thành phố Trần Thị Nhị Hà cho biết, thời gian tới các đơn vị cần tập trung thực hiện thẩm định bổ sung danh mục kỹ thuật chuyên môn, bố trí số lượng người hành nghề để đảm bảo hoạt động chuyên môn khám chữa bệnh tại các trạm y tế, phòng khám đa khoa. Tiếp tục triển khai trạm y tế theo nguyên lý Y học gia đình, thực hiện quản lý các bệnh không lây nhiễm, quản lý sức khoẻ người dân (cập nhật hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử khi có phần mềm của Bộ Y tế).

Đặc biệt, lãnh đạo các Trung tâm Y tế cần tham mưu, đề xuất với chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa đối với y tế cơ sở, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền trong các hoạt động chuyên môn về y tế tại địa phương.

CDC Hà Nội và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cần xây dựng cảnh báo về dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm để tuyên truyền, hướng dẫn người dân. Đồng thời CDC Hà Nội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã trong việc giải quyết những khó khăn, tồn tại để cùng nhau tháo gỡ.

Các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các hoạt động của trạm y tế, thực hiện phần mềm quản lý sức khỏe liên thông với các phần mềm y tế khác để có dữ liệu liên tục được cập nhật khi người dân đi khám, chữa bệnh.

Địa phương

Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam đã công bố quyết định xác lập kỷ lục Việt Nam với nội dung: Sự kiện chế biến và công diễn 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky
Trên đường phát triển

Vĩnh Long được xác lập kỷ lục 102 món ăn từ tàu hũ ky

Nằm trong chuỗi sự kiện Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024, ngày 17.11, Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam đã công bố quyết định xác lập kỷ lục Việt Nam với nội dung: Sự kiện chế biến và công diễn 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky đầu tiên tại Việt Nam với nguyên liệu chính từ tàu hũ ky Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn và lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn và lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa chính là một trong 5 đột phá chiến lược của tỉnh và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đội ngũ người có uy tín tích cực vận động người dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn
Địa phương

“Điểm tựa” của bản làng xứ Thanh

Những năm gần đây, khắp các bản làng khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa đang “trở mình”, vươn lên phát triển từng ngày; để có được những đổi thay đó, ngoài sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là những điểm tựa vững chắc. Do đó, tỉnh Thanh Hóa luôn chăm lo, thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ để những người có uy tín thực sự là “cánh tay nối dài” đắc lực của cấp ủy, chính quyền địa phương.

Mô hình sân bay Long Thành. Ảnh: TL
Địa phương

Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch đô thị Long Thành

Tại Hội nghị chuyên đề về công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và phát triển đô thị sau khi quy hoạch tỉnh được phê duyệt vừa được UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn nhấn mạnh: Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành và sông Đồng Nai được xác định là 2 lợi thế cực kỳ lớn của tỉnh trong quá trình phát triển. Do đó, việc đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch đối với đô thị Long Thành sẽ là cơ sở khai thác, phát huy hết lợi thế phát triển.

Bắc Kạn nỗ lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn nỗ lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc vững mạnh, phát triển
Địa phương

Phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc vững mạnh, phát triển

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ IV vừa được tổ chức thành công đã đề ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ trong công tác dân tộc giai đoạn tới. Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc mong muốn, các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục lắng nghe và hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để họ có thể phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc ngày càng vững mạnh, tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới trong tương lai.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại 2024 thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức
Địa phương

Bí thư Thành uỷ Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại 2024 thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức

Phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (18.11.1930-18.11.2024 thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài nhấn mạnh những thành công của Thủ đô và đất nước trong năm 2024 có được là nhờ sự tin tưởng, ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân.

 Chặng đường hơn 30 năm hình thành và phát triển Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm
Địa phương

Chặng đường hơn 30 năm hình thành và phát triển Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Trường Tiểu học dân lập (THDL) Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã không ngừng hoàn thiện, chuẩn hóa và luôn khẳng định là địa chỉ giáo dục tin cậy của các bậc phụ huynh, thế hệ học sinh. Trở thành một trong những cơ sở giáo dục dân lập điển hình, góp phần đưa ngành giáo dục và đào tạo (GDĐT) thành phố trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh.

Quang cảnh hội thảo
Trên đường phát triển

Sự kiện "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau” vẫn còn nguyên giá trị lịch sử

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc tại Cà Mau (1954 - 2024), chiều 15.11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"

Sông Đốc rộn ràng không khí chào mừng ngày truyền thống hào hùng năm xưa
Trên đường phát triển

Sông Đốc hôm nay

70 năm trước, tại Sông Đốc đã diễn ra một cuộc chia ly ngời sắc đỏ, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ, các học sinh miền Nam, cả những em bé vài tháng tuổi đã lên tàu tập kết ra Bắc với niềm tin "ra đi để trở về". 70 năm sau, Sông Đốc đã trở  thành một thị trấn sầm uất, những người ra đi năm xưa và những người ở lại đã chung tay thực hiện ước nguyện xây dựng quê hương đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như lời dạy của Bác Hồ.

Dự án chăn nuôi gà tại xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân
Trên đường phát triển

Thực hiện hiệu quả chính sách an sinh, giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua, an sinh xã hội vẫn luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành, địa phương của tỉnh Bắc Giang quan tâm thực hiện. Đây chính là nền tảng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Giang đối với người dân nói chung và những đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh nói riêng.

Hòa Bình: Xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết, đổi mới và phát triển
Địa phương

Hòa Bình: Xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết, đổi mới và phát triển

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự quyết tâm, nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền các cấp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kết quả thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, làm thay đổi cơ bản bộ mặt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.