Thảo luận tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hòa Bình Khóa XVII

Cần giải pháp chống thất thu, nợ đọng thuế

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hòa Bình Khóa XVII, các đại biểu cho rằng, nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII xác định, đến năm 2025 thu ngân sách nhà nước đạt khoảng 10.000 tỷ đồng. Do vậy, UBND tỉnh cần có giải pháp cụ thể, quyết liệt hơn để đạt được chỉ tiêu về thu ngân sách mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII đã đề ra. Đồng thời, có giải pháp chống thất thu và nợ đọng thuế.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực vượt khó, năm 2024, tỉnh Hòa Bình ước có 19/19 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 7.310 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo các đại biểu, nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII xác định, đến năm 2025 thu ngân sách nhà nước đạt khoảng 10.000 tỷ đồng. Do vậy, UBND tỉnh cần có giải pháp cụ thể, quyết liệt hơn đạt được chỉ tiêu về thu ngân sách mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII đã đề ra. Bên cạnh đó có giải pháp để chống thất thu và nợ đọng thuế trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là việc bán hàng online. Cùng với đó, cần thu hút thêm các nhà đầu tư lớn, lấp đầy các khu công nghiệp để có nguồn thu bền vững.

Đại biểu phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận. Ảnh: Hồng Duyên
Đại biểu phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận. Ảnh: Hồng Duyên

Giải trình về các nội dung liên quan đến lĩnh vực ngân sách, tài chính, xử lý, thanh lý tài sản công và một số dự thảo nghị quyết liên quan đến lĩnh vực tham mưu giúp UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Văn Danh khẳng định: năm 2024, thu ngân sách nhà nước vượt kế hoạch. Chi ngân sách được bảo đảm theo quy định, đặc biệt, trong năm, tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ Nhân dân ảnh hưởng bão lũ. Hiện, tỉnh đang tập trung các giải pháp triển khai công tác thu - chi ngân sách, trong đó, tập trung xử lý nợ thuế ở một số doanh nghiệp, dự án lớn.

Về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công so với trung bình chung của cả nước đã có nhiều chuyển biến, nằm trong top những tỉnh được Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao, tuy nhiên, theo các đại biểu, so với mục tiêu đặt ra chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Bởi, thực chất đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và nguồn vốn phục hồi còn thấp (đạt 12%), trong khi đó đến ngày 30.12.2024 là kết thúc nguồn vốn phục hồi. Đại biểu Lưu Xuân Trường (huyện Cao Phong) đề nghị, UBND tỉnh có giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, dự án trọng điểm; đẩy nhanh tiến độ chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy nhanh chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Một số đại biểu cũng cho rằng, nguyên nhân công tác giải ngân đạt thấp do gặp khó khăn về quy trình thực hiện, nhất là về chuyển đổi mục đích sử dụng đất; công tác giải phóng mặt bằng khó khăn về đơn giá đền bù (đất ở, đất rừng)… Do vậy, cần có các giải pháp tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, nhất là các dự án trọng điểm. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị liên quan (Trung tâm phát triển Quỹ đất tỉnh) sớm có giải pháp đền bù, giải phóng mặt bằng.

Một số đại biểu cũng phản ánh, hiện nay, các dự án trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đang triển khai thực hiện mới đạt khoảng 15% trên tổng số các dự án đã được phê duyệt. Do đó, UBND tỉnh cần rà soát, đôn đốc triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ. Đối với những dự án chậm triển khai, chậm tiến độ cần có giải pháp quyết liệt tránh tình trạng nhà đầu tư giữ đất để bán... Liên quan đến vấn đề xử lý các dự án đã cấp chủ trương đầu tư nhưng không hoạt động, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Điệp cho rằng, nguyên nhân nhiều dự án chậm tiến độ là do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư năng lực yếu…

Có giải pháp thu hút giáo viên tại các trường công lập

Thảo luận về Nghị quyết quyết định biên chế công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Hòa Bình năm 2025, nhiều đại biểu cho rằng, UBND tỉnh cần nghiên cứu để dừng việc bổ sung biên chế đối với Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Giao thông Vận tải, bảo đảm thực hiện theo chủ trương của Trung ương về sáp nhập, tinh gọn bộ máy hiện nay. Đồng thời, đề nghị xem xét việc tăng chỉ tiêu biên chế công chức và số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại một số sở, ngành có lộ trình sáp nhập theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban chấp hành Trung ương để dành chỉ tiêu cho các ngành khác có nhu cầu cần chỉ tiêu tuyển dụng.

Các đại biểu cũng phản ánh, hiện nay tình trạng thiếu giáo viên vẫn còn diễn ra tại các trường công lập trên địa bàn tỉnh; việc tuyển giáo viên tại các trường trên địa bàn huyện Kim Bôi gặp rất nhiều khó khăn (không có giáo viên để tuyển dụng). Để đáp ứng về số lượng giáo viên theo quy định, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành có giải pháp thu hút giáo viên (nhất là giáo viên Tiếng Anh) về công tác tại các trường công lập. Đồng thời, UBND tỉnh nên chỉ đạo các đơn vị liên quan sau khi có kết quả thi tuyển giáo viên cần sớm ban hành quyết định kết quả trúng tuyển để các trường có cơ sở triển khai thực hiện.

Giải trình làm rõ thêm về tình trạng thiếu biên chế ngành giáo dục và nghị quyết biên chế công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Hòa Bình năm 2025, Giám đốc Sở Nội vụ Đặng Mai Sơn khẳng định: hiện nay, tình trạng thiếu giáo viên cục bộ ở các cấp, bậc học, đặc biệt là giáo viên tiếng Anh. Liên quan đến việc giao biên chế năm 2025, UBND tỉnh đã có tờ trình báo cáo HĐND tỉnh. Theo đó, đã có chỉ tiêu cụ thể của các đơn vị, nhưng hiện nay đã điều chỉnh để phù hợp với chủ trương sắp xếp, sáp nhập theo chủ trương mới.

Hội đồng nhân dân

Đại biểu Phạm Thị Thu Giang chất vấn về lĩnh vực TN - MT
Hội đồng nhân dân

Nghị trường “nóng” với nhiều vấn đề được tái chất vấn

Nhiều nội dung trong lĩnh vực giao thông vận tải, tài nguyên - môi trường được các đại biểu HĐND tỉnh tái chất vấn tại Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Hà Nam khóa XIX; điều này cho thấy tinh thần thẳng thắn, sẵn sàng truy vấn đến cùng của các đại biểu. Trước những câu hỏi của đại biểu và sự “theo dõi” sát sao của cử tri, các vị trưởng ngành đã nghiêm túc nhận trách nhiệm, cam kết xử lý nhanh, hiệu quả các vấn đề đã được chất vấn.

Bảo đảm tính bền vững cho nguồn thu ngân sách
Diễn đàn

Bảo đảm tính bền vững cho nguồn thu ngân sách

Năm 2024, thu ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hóa ước đạt trên 55.000 tỷ đồng - số thu cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, để bảo đảm tính bền vững cho nguồn thu ngân sách, các đại biểu HĐND tỉnh cho rằng, tỉnh cần tập trung triển khai thực hiện các giải pháp như: thúc đẩy phát triển hạ tầng khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), nâng cấp sân bay Thọ Xuân đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn để tạo nền tảng hạ tầng tốt, thuận lợi cho thu hút đầu tư... qua đó, kích thích tăng trưởng kinh tế, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân.

Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương giám sát việc triển khai thực hiện phân cấp, ủy quyền thẩm quyền quản lý nhà nước.
Hội đồng nhân dân

Sẽ giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về mua sắm tài sản công

Theo đánh giá, trong năm 2024, công tác tổ chức kỳ họp được Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương thực hiện bảo đảm đúng quy định. Trong đó, các kỳ họp chuyên đề được tổ chức nhằm kịp thời ban hành nghị quyết đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương, góp phần đồng hành với UBND tỉnh trong công tác quản lý điều hành, cùng thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tạo đồng thuận trong Nhân dân
Diễn đàn

Tạo đồng thuận trong Nhân dân

Những kiến nghị qua giám sát của HĐND tỉnh Tuyên Quang là kênh thông tin vô cùng quan trọng để UBND và ngành chức năng thực hiện tốt hơn công tác quản lý, điều hành. Nhờ không ngừng đôn đốc việc thực hiện bằng nhiều cách thức, nhiều kiến nghị, kết luận, nhất là liên quan đến việc thực hiện cơ chế, chính sách đã được giải quyết kịp thời, tạo đồng thuận trong Nhân dân.

Điểm nhấn giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri
Diễn đàn

Điểm nhấn giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri

Cùng với đổi mới hình thức để nâng cao chất lượng các cuộc TXCT, hoạt động giám sát, đôn đốc đến cùng việc giải quyết, trả lời những kiến nghị chính đáng của cử tri luôn được Thường trực HĐND tỉnh Tuyên Quang đặc biệt quan tâm, trở thành điểm nhấn trách nhiệm, được đông đảo cử tri, nhân dân trong tỉnh ghi nhận, đánh giá cao.

Theo sát đến cùng các vấn đề nổi cộm
Diễn đàn

Theo sát đến cùng các vấn đề nổi cộm

Cùng với cả nước, Tuyên Quang đang đi qua những ngày cuối năm 2024 để bước vào năm 2025 - năm khép lại của nhiệm kỳ và mở ra một chặng đường mới, tâm thế mới cho quê hương cách mạng sẵn sàng hòa mình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Nổi bật trong chặng đường nước rút về đích, Tuyên Quang đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, hoàn thành và hoàn thành vượt mức cả 20/20 chỉ tiêu chủ yếu đã đề ra. Trong đó, tốc độ tăng tổng sản phẩm đạt trên 9,04% - mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm gần đây.

Lan tỏa tinh thần trách nhiệm, đổi mới
Diễn đàn

Lan tỏa tinh thần trách nhiệm, đổi mới

Với việc đổi mới phương pháp giám sát và thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, HĐND tỉnh Tuyên Quang đã góp phần quan trọng giải quyết nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết nhiều kiến nghị bức thiết của cử tri. Từ đó, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, đổi mới sáng tạo, nhận được sự đồng thuận cao của cử tri và Nhân dân.

Nghệ An: Phân bổ 1.147.053 triệu đồng thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025
Trên đường phát triển

Nghệ An: Phân bổ 1.147.053 triệu đồng thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025

Tại Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Khóa XVIII tỉnh Nghệ An đã thông qua kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương để thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2025 được phân bổ cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là 1.147.053 triệu đồng.

Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai tăng cường chất vấn, giải trình, đối thoại
Chuyển động

Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai tăng cường chất vấn, giải trình, đối thoại

Các phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn giữa 2 kỳ họp sôi động, các nghị tiếp xúc, đối thoại với cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành giáo dục, lực lượng kiểm lâm và chuyên trách quản lý bảo vệ rừng về những vấn đề bức thiết… những nội dung sôi động này là minh chứng thiết thực cho tinh thần chủ động, trách nhiệm của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai năm 2024.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam Lê Thị Thủy phát biểu tại phiên thảo luận tổ
Diễn đàn

Tăng tốc, bứt phá để vững vàng trong kỷ nguyên mới

Năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Nam dự kiến đạt 10,93%, nằm trong tốp 10 tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. Thảo luận tại kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh đã tập trung đánh giá toàn diện, khách quan những kết quả đạt được, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và “hiến kế” để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2025 và của cả nhiệm kỳ 2021 - 2025. Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh Hà Nam bước đi vững vàng trong kỷ nguyên mới.

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng
Hội đồng nhân dân

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng

Thực hiện đề nghị của HĐND tỉnh Gia Lai về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát huy vai trò của chủ rừng, cơ quan quản lý gắn với trách nhiệm của địa phương nơi có rừng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện; chủ động phòng ngừa nguy cơ gây cháy rừng, ngăn chặn phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Trong đó, đã quy định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng; công tác thanh, kiểm tra về quản lý bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở và đạt những kết quả tích cực…

Nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng
Chuyển động

Nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng

Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, phiên thảo luận tại Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa XI đã diễn ra chất lượng, hiệu quả. Những vấn đề được các đại biểu HĐND tỉnh đặt ra là những nội dung hết sức cấp thiết, được đông đảo cử tri, Nhân dân đặc biệt quan tâm, đòi hỏi chính quyền các cấp cần xem xét tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian tới nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.

Rà soát để có giải pháp căn cơ, tổng thể
Diễn đàn

Rà soát để có giải pháp căn cơ, tổng thể

Tiếp nối thành công của các kỳ họp trước, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này, nhiều vấn đề nóng, thời sự tiếp tục được đặt lên bàn nghị sự như: tình trạng dôi dư giáo viên; linh hoạt trong giao biên chế lĩnh vực giáo dục; bất cập quy hoạch, khai thác khoáng sản; chậm trễ trong xác định giá đất cụ thể…

Chủ tọa điều hành kỳ họp
Diễn đàn

Đẩy nhanh “5 chương trình trọng điểm, 3 đột phá chiến lược”

Với những khó khăn, thách thức được UBND tỉnh dự báo, đại diện các Ban của HĐND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng: cùng với đẩy nhanh thực hiện "5 chương trình trọng điểm, 3 đột phá chiến lược" theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; bảo đảm nguồn lực thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội và đời sống nhân dân…, UBND tỉnh cần xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư lĩnh vực giáo dục, văn hóa; tích cực đấu tranh, phòng ngừa, không để các loại tội phạm tiếp tục gia tăng…

Tạo đòn bẩy, bứt phá hoàn thành các mục tiêu
Diễn đàn

Tạo đòn bẩy, bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Ghi nhận những kết quả tích cực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, song các đại biểu cũng nhấn mạnh: năm 2025, UBND tỉnh Hà Tĩnh cần có chính sách phù hợp làm “đòn bẩy” để các địa phương phát triển nhanh và bền vững; đồng thời, có giải pháp cụ thể hơn nhằm tăng tốc, bứt phá thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu, nhất là những chỉ tiêu đạt thấp…