Cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô: Quyết tâm tháo gỡ các nút thắt

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Trưởng ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đã đánh giá, việc triển khai cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ là vấn đề rất lớn, rất khó trong công tác quản lý đô thị. Công tác triển khai còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng do các cơ chế, chính sách chưa hài hòa được các lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước, xã hội.

"Trượt" tiến độ khâu quy hoạch

Bộ Xây dựng vừa có văn bản đôn đốc các địa phương thực hiện Nghị định số 69/2021/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Theo đó, Bộ Xây dựng đánh giá, việc triển khai Nghị định số 69/2021/NĐ-CP tại nhiều địa phương, đặc biệt ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nơi có nhiều nhà chung cư thuộc diện cần cải tạo, xây dựng lại, vẫn còn chậm so với yêu cầu, mà một trong những nguyên nhân là do chưa phê duyệt quy hoạch chi tiết khu vực có nhà chung cư cũ.

Tại Hà Nội, theo Kế hoạch số 329/KH-UBND ngày 31.12.2021 của UBND TP. Hà Nội về nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, trong quý IV.2022, các đơn vị liên quan phải hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch 9 khu chung cư cũ, 7 nhóm chung cư cũ và 2 nhà chung cư cũ đơn lẻ. Trên thực tế, kế hoạch trên đã "trượt" tiến độ.

Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô: Quyết tâm tháo gỡ các nút thắt -0
Hà Nội dự kiến cần khoảng 564.560m2 sàn nhà ở phục vụ tái định cư, tạm cư để thực hiện cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ

Ban Chỉ đạo Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị TP. Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025" cũng đánh giá, việc kiểm định, quy hoạch các khu chung cư, nhà chung cư chưa đạt tiến độ. Nguyên nhân là quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư còn chưa đầy đủ.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn TP. Hà Nội cho rằng, việc chậm nghiên cứu lập, trình phê duyệt quy hoạch chi tiết, quy hoạch tổng mặt bằng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư cũ nguy hiểm cấp D. Vì vậy, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, UBND các quận, huyện liên quan cần đẩy nhanh tiến độ công việc được giao.

Gỡ vướng từng phần việc

Để thúc đẩy tiến độ lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đã có các văn bản hướng dẫn, đôn đốc UBND các quận, huyện, thị xã (nơi có nhà chung cư cũ) khẩn trương nghiên cứu, thẩm định, trình phê duyệt đồ án quy hoạch.

Đặc biệt, Sở đã đề nghị các địa phương chủ động liên hệ với các nhà đầu tư trước đây được giao nghiên cứu lập 19 ý tưởng quy hoạch khu chung cư cũ và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (đơn vị tư vấn lập quy hoạch) để tiếp nhận, tham khảo, tận dụng các nội dung đã có, nhằm rút ngắn thời gian nghiên cứu. Ngoài ra, Sở Quy hoạch - Kiến trúc cũng đã cung cấp thông tin quy hoạch các khu đất của chung cư cũ cho các địa phương.

Đặc biệt, Sở đã đề nghị các địa phương chủ động liên hệ với các nhà đầu tư trước đây được giao nghiên cứu lập 19 ý tưởng quy hoạch khu chung cư cũ và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (đơn vị tư vấn lập quy hoạch) để tiếp nhận, tham khảo, tận dụng các nội dung đã có, nhằm rút ngắn thời gian nghiên cứu. Ngoài ra, Sở Quy hoạch - Kiến trúc cũng đã cung cấp thông tin quy hoạch các khu đất của chung cư cũ cho các địa phương.

Riêng tại địa bàn các quận nội đô, nơi có 20 khu chung cư, 69 nhóm chung cư, 209 chung cư cũ độc lập, riêng lẻ cần cải tạo, xây dựng lại, đại diện Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết, đã phối hợp với cơ quan chức năng của các quận để cung cấp định hướng, chỉ tiêu quy hoạch liên quan đến các khu chung cư cũ.

Do chưa có quy định về chi phí lập quy hoạch tổng mặt bằng nên vừa qua Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã có văn bản gửi Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp, tham mưu UBND thành phố góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

Trên cơ sở đó, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng, trong đó đề xuất bổ sung nội dung: "Giao Bộ Xây dựng hướng dẫn về nguồn vốn và phương pháp xác định dự toán kinh phí lập quy hoạch tổng mặt bằng". Do đó, sau khi nghị định được ban hành và Bộ Xây dựng có hướng dẫn, Sở Quy hoạch - Kiến trúc sẽ có cơ sở để hướng dẫn các đơn vị.

Sau sự đôn đốc của Bộ Xây dựng cùng với những đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn, với quyết tâm tháo dần các "nút thắt", TP. Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân.

Việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ được thành phố đặt ra từ hơn 20 năm trước, mục tiêu đến năm 2015 sẽ "xóa" toàn bộ. Tuy nhiên, đến nay mới có 19 chung cư cũ được cải tạo và đưa vào sử dụng, 14 dự án đang triển khai. Hiện nay Hà Nội có khoảng 250.000 người dân đang sống trong 1.570 nhà chung cư xuống cấp. Theo Sở Xây dựng, ngoài nhà C8 Giảng Võ, 5 chung cư cấp độ D nguy cơ sụp đổ vẫn còn người dân sinh sống. Cụ thể, nhà 51 Huỳnh Thúc Kháng còn 4 hộ; tập thể Bộ Tư pháp (đơn nguyên 1, 3) còn 2 hộ; nhà A phường Ngọc Khánh (đơn nguyên 1) còn 20 hộ; nhà G6 phường Thành Công (đơn nguyên 1, 2) 28 hộ; nhà 148-150 Sơn Tây còn 3 hộ.

Các chung cư trên đều được xây dựng từ năm 1960 đến 1999, số ít trước 1954, cao từ 3 đến 6 tầng, diện tích dưới 30 m2. Do được đưa vào sử dụng đã lâu, nhiều chung cư xuống cấp nghiêm trọng, ngập úng, không có hệ thống phòng cháy chữa cháy, không có diện tích dành cho đỗ xe...

Địa phương

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói
Hoạt động chính quyền

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng phát biểu tại phiên họp- B. HỢP
Địa phương

Không chỉ là những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

 Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng
An ninh cơ sở

Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối chuỗi hoạt động Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng (3.4.1975 - 3.4.2025), Ban Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp chặt chẽ với công an địa phương triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch đã được duyệt.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Địa phương

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ cháy rừng gia tăng, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1176/UBND-NNMT về việc thực hiện Công điện số 25/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai

Một hộ dân tại phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh bị thu hồi hơn 301m2 đất để thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai nhưng chỉ được đền bù hơn 1,7 tỷ đồng. Chủ đất cho rằng việc đền bù chưa thoả đáng nên khởi kiện các quyết định hành chính ra toà..

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.