Cách nào để lấy lại tiền bị lừa chuyển khoản?

Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản là một trong những rủi ro thường gặp hiện nay. Vậy xin hỏi, làm cách nào để lấy lại tiền bị lừa chuyển khoản?- Câu hỏi của bạn Thanh Hiếu (Phú Thọ).

Cách nào để lấy lại tiền bị lừa chuyển khoản? -0
Ảnh minh họa/ITN

Luật sư Hoàng văn Chiển, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản có lấy lại được không?

Trường hợp không may bị lừa đảo mất tiền, hãy làm đơn trình báo tố giác tội phạm lừa đảo đến cơ quan chức năng để có cơ hội lấy lại tiền.

Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp lừa đảo, kẻ gian sử dụng tài khoản của người khác. Thông qua nhiều tài khoản ảo, tiền được chuyển đến tài khoản của kẻ lừa đảo. Cơ quan điều tra cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định chính xác người thực hiện.

Cách lấy lại tiền bị lừa chuyển khoản

Khi phát hiện lừa, người bị hại thường rơi vào trạng thái hoang mang, sợ không lấy lại được tiền. Tuy nhiên, có một số cách để lấy lại tiền bị lừa có thể áp dụng như sau:

Chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng

Với trường hợp liên quan đến tài khoản ngân hàng, hầu hết giao dịch được thực hiện thành công ngay khi chủ tài khoản xác nhận. Nếu vừa mới chuyển tiền và phát hiện lừa đảo, hãy liên hệ ngay với ngân hàng để nhờ sự can thiệp.

- Nếu chưa kịp chuyển đến tài khoản thụ hưởng, ngân hàng có thể hoàn lại cho người vừa chuyển.

- Nếu tiền đã bị chuyển đi, ngân hàng có thể thông báo, yêu cầu chủ tài khoản hoàn lại số tiền đó.

Trường hợp chủ tài khoản không trả, người bị hại có căn cứ để khởi kiện hoặc tố cáo lên cơ quan công an để đòi lại tiền.

Chuyển tiền qua ví điện tử

Các ví điện tử phổ biến hiện nay đều nỗ lực hỗ trợ người dùng bảo vệ người dùng tốt nhất trong trường hợp chuyển nhầm.

- Nếu chuyển nhầm tiền, một số ví điện tử cho phép người gửi chat trực tiếp với người nhận tiền bằng cách nhấn vào “Chi tiết giao dịch”, chọn Trò chuyện. Ví điện tử không thể tự động hủy hoặc thay đổi nội dung giao dịch của khách hàng nhưng sẽ tạo điều kiện tối đa để người nhận nhầm hoàn lại tiền mà không mất phí.

- Trường hợp đã trao đổi với người nhận nhưng không được hoàn lại, có thể yêu cầu ví hỗ trợ, phía chủ quản ví điện tử sẽ kiểm tra nguồn gốc giao dịch. Nếu phát hiện có sự gian lận bất thường sẽ khóa tài khoản ví của khách hàng. Đồng thời, các ví điện tử cũng khuyến cáo khách hàng nên trình báo vụ việc với công an để nhận được tiền sớm nhất.

Khung hình phạt theo quy định của Nhà nước?

Tùy theo mức độ nghiêm trọng và số tiền, tòa án có thể tuyên án phạt cải tạo hoặc phạt tù theo điều 174, Bộ luật hình sự 2015 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

- Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm với các trường hợp gian dối chiếm đoạt tài sản người khác có giá trị từ 2.000.000 đến dưới 5.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã từng bị kết án về tội này hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Phạt tù từ 2 đến 7 năm nếu chiếm đoạt tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

- Phạt tù từ 7 đến 15 năm nếu chiếm đoạt tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

- Phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc chung thân nếu chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.

- Người phạm tội cũng có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm giữ các chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm hoặc tịch thu toàn bộ hay một phần tài sản.

Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?
Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?

Xin hỏi, trường hợp bị cho nghỉ việc cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không? Không trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đủ điều kiện hưởng thì bị phạt thế nào? – Câu hỏi của bạn Đức Huy (Hải Dương).

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.