Các trường phổ thông dân tộc nội trú tăng cường hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Chưa đầy 1 tháng nữa diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Ở thời điểm này, tại hầu hết các trường phổ thông dân tộc nội trú, ngoài giờ học trên lớp, các thầy cô giáo tăng cường đồng hành, hỗ trợ tận tình các em trong quá trình ôn tập.

Tập trung phụ đạo học sinh yếu kém

Trường Phổ thông dân tộc nội trú, THCS, THPT huyện Bắc Yên (Sơn La) đang bước vào những ngày ôn tập nước rút của chương trình 120 ngày cao điểm đồng hành với học trò ôn thi cuối cấp do Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La phát động.

Theo đó, bên cạnh tổ chức phân tích ma trận kiến thức đề thi đối với đề tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xây dựng ngân hàng đề thi cho học sinh tham khảo và luyện đề, nhà trường còn hệ thống các giải pháp cụ thể để nâng cao phổ điểm thi tốt nghiệp THPT của từng môn thi, ôn tập cho đối tượng đặc biệt là nhóm học sinh có nguy cơ trượt tốt nghiệp...

Các trường dân tộc nội trú nước rút ôn thi tốt nghiệp -0
Cô trò Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú, THCS, THPT huyện Bắc Yên Nguyễn Đức Mích cho biết, nhà trường có 67 học sinh lớp 12, phần lớn chọn thi bài thi tổ hợp môn Khoa học xã hội. Sau khi phân loại học sinh, ban giám hiệu và các tổ chuyên môn đã họp xây dựng kế hoạch giảng dạy cho từng nhóm đối tượng.

“Các thầy cô chia nhóm để kèm học sinh. Mặc dù số học sinh lớp 12 không nhiều, tuy nhiên, hiện nay trường thiếu giáo viên Lịch sử và Giáo dục công dân nên để bảo đảm việc ôn thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả tốt, giáo viên 2 môn này của Trường THPT Bắc Yên đang phải luân phiên sang hỗ trợ”, thầy Mích nói.

Tại các trường ở vùng sâu. vùng xa, học sinh không có điều kiện học thêm, luyện thi tại các lớp ôn thi như ở đồng bằng. Tuy nhiên, bất kể khi nào học sinh cần đều có giáo viên hỗ trợ, giúp đỡ tận tình. 
Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn Vương Xuân Thuận cho biết, năm học này, trường có 273 học sinh lớp 12 đăng ký thi tốt nghiệp THPT. Thời điểm nước rút này, học sinh nào tiến bộ chậm, nhà trường sẽ chuyển từ phương pháp giảng dạy tập trung sang kèm riêng một cô một trò. “Đối với những học sinh có nguy cơ nằm trong nhóm trượt tốt nghiệp, chúng tôi yêu cầu tổ chuyên môn, giáo viên trực tiếp giảng dạy xây dựng kế hoạch, nội dung, thời gian để ôn tập riêng”, cô Thuận nói.

Hỗ trợ ổn định tâm lý cho học trò

Theo thầy Nguyễn Đức Mích, học sinh các trường dân tộc nội trú rất thiệt thòi khi sống xa bố mẹ. Do vậy, sự quan tâm, đồng hành của thầy cô sẽ tiếp thêm động lực cho các em cố gắng phấn đấu. “Để học sinh an tâm ôn tập, chúng tôi yêu cầu giáo viên hỗ trợ tối đa các em, thậm chí thành lập nhóm học qua Zalo, Facebook để thầy trò trao đổi, tâm sự, giải tỏa áp lực thi cử. Chúng tôi luôn dành sự quan tâm hết mức để các em an tâm học hành, chinh phục ước mơ của bản thân”.

Cô Vương Xuân Thuận thì chia sẻ, giai đoạn ôn thi cuối cấp, học sinh rất áp lực; vì vậy, ngoài các giờ học nhà trường khuyến khích học sinh tham gia chơi thể thao để rèn luyện sức khỏe, giảm stress. Tối thứ 7 hàng tuần, đoàn thanh niên và câu lạc bộ truyền thông sẽ tổ chức cho học sinh toàn trường xem phim. Những bộ phim được lựa chọn thường mang thông điệp hướng đến xây dựng ước mơ, vượt qua thử thách để tiến đến thành công, truyền cảm hứng và động lực phấn đấu cho học sinh.

Các trường dân tộc nội trú nước rút ôn thi tốt nghiệp -0
Cô và trò Trường PTDTNT THCS, THPT huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La tại Lễ Tổng kết năm học

Còn tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên, bên cạnh dồn toàn tâm toàn sức ôn tập thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 12, nhà trường cũng quan tâm đến bữa ăn của học sinh hơn, thường xuyên thay đổi thực đơn, đa dạng món ăn, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng cho các em.

“Ngoài học chính khóa vào buổi sáng, buổi chiều nếu không tổ chức ôn tập cùng thầy cô, nhà trường sẽ có các buổi sinh hoạt riêng cho khối 12. Ở trường nội trú, thầy cô cũng vừa làm cha mẹ, và các hoạt động tư vấn tâm lý luôn được coi là ưu tiên số 1”, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Văn Trường nói.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 diễn ra từ ngày 27 - 30.6. Thí sinh dự thi với 4 bài thi, gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên hoặc bài thi tổ hợp Khoa học xã hội.

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.