Các dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, phát triển

Ngày 27.8, tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ IV năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, phát triển”.

Thực hiện hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Cà Mau hiện có 21 thành phần DTTS với 12.154 hộ, 50.653 nhân khẩu. Trong đó, dân tộc Khmer với 9.699 hộ, khoảng 41.212 người; Hoa với 2.234 hộ, 8.760 người; còn lại là 19 DTTS khác, gồm: Mường, Tày, Thái, Nùng, Chăm, Gia Rai, Ê đê, Si La, Cơ Ho, Xtiêng, Chu ru…. với khoảng 221 hộ, 681 người. Các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS giai đoạn 2017-2020 được tỉnh thực hiện tốt, tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương đã bố trí thực hiện chính sách từ giai đoạn 2018-2020 là 42.087 triệu đồng. Tỉnh đã triển khai thực hiện và giải ngân được 40.852 triệu đồng. Đã thực hiện đầu tư xây dựng hoàn thành được 1 khu dân cư tập trung và 39 điểm xen ghép để hỗ trợ ổn định dân cư cho 582 hộ đồng bào dân tộc thụ hưởng; đồng thời, hỗ trợ đất sản xuất cho 46 hộ dân tộc, với diện tích đất hỗ trợ 18,5 ha; hỗ trợ chuyển đổi nghề thay cho đất sản xuất được 1.551 hộ, kinh phí thực hiện là 14.364 triệu đồng; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán được 789 hộ, với kinh phí thực hiện là 1.183,5 triệu đồng. Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ được 97 hộ nghèo DTTS tại địa bàn các xã, ấp đặc biệt khó khăn vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh với số vốn là 2.292 triệu đồng.

Cà Mau: Long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Cà Mau lần thứ IV - năm 2024 -0
Một tiết mục văn nghệ chào mừng Đại hội 

Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh được quan tâm và thực hiện tốt. “Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025” có tổng số 10 dự án, với 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần. Giai đoạn 2021-2025, ngân sách cho tỉnh là 260.737 triệu đồng. Tổng vốn ngân sách Nhà nước đã phân bổ cho Chương trình giai đoạn 2022 - 2024 là 181.660 triệu đồng. Kết quả đến tháng 7.2024, đã giải ngân vốn Chương trình được 119.086 triệu đồng.

Cà Mau: Long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Cà Mau lần thứ IV - năm 2024 -0
Các đại biểu chào cờ trước khi tiến hành Đại hội

Theo kết quả rà soát được công bố, hộ nghèo DTTS của tỉnh trong năm 2023 đã giảm được 329 hộ, tương ứng tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS đã giảm 2,57% so với năm 2022. Công tác tổ chức dạy và học chữ Khmer, chữ Hoa cho con, em đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh trong các năm qua được thực hiện tốt. Công tác giáo dục đào tạo trong vùng DTTS có nhiều chuyển biến khá tích cực, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của Nhân dân. Chính sách về y tế, dân số trên địa bàn tỉnh nói chung và vùng DTTS nói riêng trong các năm qua không ngừng được tăng cường, đáp ứng tốt nhu cầu khám và điều trị bệnh của Nhân dân.

Phát biểu tại Đại hội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông ghi nhận và đánh giá cao những kết quả Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Cà Mau đã đạt được trong công tác chăm lo nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS trong tỉnh; đồng thời đề nghị các cấp ủy, chính quyền tỉnh Cà Mau tiếp tục phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận số 65-KL/TW ngày 30.10.2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội Khóa XIV phê duyệt Đề án tổng thể và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Đồng thời, tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển KT-XH, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng NTM, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các DTTS, thực hiện hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, nhất là cán bộ người DTTS tại chỗ và cán bộ DTTS rất ít người… gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các DTTS.

Phát huy tính tự lực, tự cường trong lao động sản xuất 

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải nhấn mạnh: Cùng với sự phát triển chung của tỉnh, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS ngày càng được nâng lên, đến cuối năm 2023 hộ nghèo đồng bào DTTS chỉ còn 713 hộ, chiếm tỷ lệ 6,09% trong tổng số hộ DTTS. Qua các phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến là đồng bào các DTTS có cách làm hay, mô hình hiệu quả trong lao động, sản xuất, công tác và học tập, được các cấp thẩm quyền khen thưởng và nhân rộng. Từ đó tạo sức lan tỏa và động lực để nhiều gia đình đồng bào DTTS chăm lo lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Cà Mau: Long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Cà Mau lần thứ IV - năm 2024 -0
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải phát biểu tại Đại hội

Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đề nghị Đại hội tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội về công tác dân tộc. Tập trung tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc bảo đảm bố trí người đủ tâm, đủ tầm để tham mưu thực hiện chính sách dân tộc tại địa phương.

Cà Mau: Long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Cà Mau lần thứ IV - năm 2024 -0
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Đại hội

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của người có uy tín; tạo điều kiện cho người có uy tín tham gia góp ý xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết của Nhân dân. Đồng thời, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS. Tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách đầu tư cho vùng đồng bào DTTS nhằm từng bước phát triển toàn diện, vững chắc cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, QPAN. Bên cạnh đó, phát huy hơn nữa vai trò người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số. Song song đó, đồng bào các dân tộc thiểu số tiếp tục phát huy tính tự lực tự cường, đoàn kết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; ra sức thi đua học tập, lao động sản xuất để thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng với mục tiêu “các dân tộc đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, phát triển”.

Hoạt động chính quyền

Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng phát biểu tại phiên họp- B. HỢP
Địa phương

Không chỉ là những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án
Hoạt động chính quyền

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án

Với quyết tâm sẽ khởi công 11 dự án trong năm 2025, tỉnh Hòa Bình đang tích cực tháo gỡ vướng mắc cho các công trình, dự án, nhất là các dự án trọng điểm, dự án chậm tiến độ gây lãng phí. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện các dự án. Những nỗ lực này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp Hòa Bình hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%.

Long An thúc đẩy hợp tác đầu tư tại Nhật Bản
Địa phương

Long An thúc đẩy hợp tác đầu tư tại Nhật Bản

Nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, mở rộng cơ hội đầu tư và tăng cường kết nối với các đối tác Nhật Bản, Đoàn công tác tỉnh Long An do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Út làm trưởng đoàn sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 30.3-4.4.2025.

Hà Tĩnh kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai
Hoạt động chính quyền

Hà Tĩnh kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các dự án đã được giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng; kịp thời phát hiện các sai phạm để chấn chỉnh, xử lý theo quy định; kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai.

Vĩnh Phúc xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số
Địa phương

Vĩnh Phúc xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số

Trong thời đại bùng nổ công nghệ như hiện nay, đẩy mạnh chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Những thôn, xóm thông minh ngày càng hiện hữu nhiều hơn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là minh chứng rõ nét tầm quan trọng của công cuộc chuyển đổi số của tỉnh.

Cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Địa phương

Cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu tập trung rà soát kỹ lưỡng, kiến nghị, báo cáo cấp có thẩm quyền phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý TTHC, ít nhất 30% chi phí kinh doanh; kiến nghị bãi bỏ 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết,...

Lào Cai: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực nông nghiệp
Hoạt động chính quyền

Lào Cai: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực nông nghiệp

Ngày 23.3, Thường trực Tỉnh ủy Lào Cai đã làm việc với Sở Nông nghiệp và Môi trường để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ đến nay và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2030. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường chủ trì buổi làm việc.

Hà Tĩnh tạm dừng một số dự án đầu tư công để chờ sắp xếp bộ máy
Địa phương

Hà Tĩnh tạm dừng một số dự án đầu tư công để chờ sắp xếp bộ máy

Nhằm tránh chồng chéo, lãng phí, tiêu cực trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan yêu cầu tạm dừng thực hiện một số chương trình, dự án đầu tư công và nhiệm vụ sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại
Hoạt động chính quyền

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại

Để thúc đẩy, phát triển đột phá về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Đồng Nai cần ưu tiên công nghệ tiên tiến (bán dẫn, dữ liệu, công nghệ thông minh, xanh); thu hút nhân tài, chuyên gia thông qua mức thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại. Song song với đó, tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, học kinh nghiệm từ các nước tiên tiến về thúc đẩy khoa học, công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp cao độ.

Huyện Mai Châu (Hòa Bình): “Chỉ bàn làm, không bàn lùi” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
Địa phương

Huyện Mai Châu (Hòa Bình): “Chỉ bàn làm, không bàn lùi” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hưởng ứng đợt thi đua cao điểm 450 ngày đêm hoàn thành “xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính phủ phát động, huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã phát huy tinh thần chủ động “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, linh hoạt tổ chức rà soát các đối tượng phù hợp để hỗ trợ kịp thời, bảo đảm khách quan, minh bạch. Đồng thời, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, đôn đốc tiến độ thực hiện thực hiện làm nhà ở cho hộ nghèo theo đúng quy định.

Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng

Công tác cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng tại Bà Rịa - Vũng Tàu đạt nhiều kết quả tích cực, bộ máy tinh gọn, hiệu quả. Trong 5 năm, toàn tỉnh đã triển khai hàng trăm cuộc thanh tra, thu hồi tài sản thất thoát, xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng, góp phần siết chặt kỷ cương, củng cố niềm tin Nhân dân.