Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Tập trung cao độ đổi mới giáo dục phổ thông

Năm học 2023-2024 được coi là đoạn bứt tốc để chuẩn bị cho giai đoạn cuối của quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, sự chú ý, năng lượng, sự quan tâm, chính sách, mức độ tập trung của năm nay cần tăng cường và có sự tập trung cao độ.

Hôm nay (21.7), tại tỉnh Nghệ An, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với giáo dục trung học và giáo dục thường xuyên.

Nỗ lực triển khai đổi mới giáo dục phổ thông trong điều kiện khó khăn

Báo cáo đánh giá việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành cho biết, năm học 2022-2023 là năm thứ hai giáo dục trung học triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp trung học cơ sở và là năm đầu tiên đối với cấp trung học phổ thông.

Triển khai chương trình mới ở lớp 10 - lớp đầu tiên của giai đoạn định hướng nghề nghiệp khối lượng công việc nhiều, nhiều điểm mới cần triển khai, Bộ GD-ĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, các cơ sở giáo dục tổ chức triển khai dạy học hoàn thành nhiệm vụ năm học.

bộ trưởng nguyễn kim sơn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị 2.jpg -0
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị

Bộ GD-ĐT đã tổ chức thẩm định và phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 8, lớp 11 và phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương lớp 7, lớp 10.

Hướng dẫn các địa phương chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch dạy học các môn học đối với lớp 6, 7, 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 phù hợp với điều kiện thực tế trên cơ sở bảo đảm mục tiêu, nội dung đáp ứng yêu cầu cần đạt.

Đồng thời, chỉ đạo các địa phương giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục đối với các lớp còn lại thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2006 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, bảo đảm tính kết nối với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Các nhà trường đã phát huy tính chủ động, linh hoạt trong việc triển khai thực hiện chương trình mới; đội ngũ giáo viên đã thực hiện hiệu quả các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; việc tổ chức quản lí đã chuyển dần theo hướng quản trị nhà trường.

Bên cạnh những kết đạt được cho thấy sự nỗ lực, đặc biệt là trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở 2 cấp học, thực tiễn triển khai trong năm học cũng cho thấy còn những tồn tại, khó khăn cần khắc phục đối với giáo dục trung học.

Đó là việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường ở một số cơ sở giáo dục còn chưa phù hợp dẫn tới hiệu quả thực hiện chương trình một số môn học, hoạt động giáo dục chưa bảo đảm thực hiện đúng theo yêu cầu của chương trình mới. Một số cơ sở giáo dục còn cứng nhắc trong triển khai chương trình các môn học/hoạt động giáo dục mới.

Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về cơ cấu, còn thừa thiếu cục bộ và thiếu so với quy định, đặc biệt là môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật ở cấp THPT. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục không đồng đều. Việc tập huấn đội ngũ giáo viên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn bất cập. Tình trạng thiếu trường, lớp còn tồn tại ở một số địa phương.

Chia sẻ về nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành cho rằng: "Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông là một vấn đề lớn. Đây là lần đầu tiên chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng một cách tổng thể, toàn diện, đồng bộ tất cả các môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học, lớp học theo tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Chủ trương xã hội hoá biên soạn sách giáo khoa cũng lần đầu được thưc hiện, chưa có kinh nghiệm trong quá khứ. Số lượng các cơ sở giáo dục trung học lớn, điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương khác nhau nên việc đầu tư cho các điều kiện bảo đảm chất lượng khác nhau".

Bứt tốc đổi mới giáo dục phổ thông

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh vị trí, ý nghĩa đặc biệt của năm học 2023-2024 trong tiến trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - khi đây là một năm vừa nhìn lại kết quả 3 năm đã triển khai, trực tiếp triển khai các lớp 4, 8, 11 và chuẩn bị các điều kiện triển khai các lớp cuối cùng.

Năm học 2023-2024 được coi là đoạn bứt tốc để chuẩn bị cho giai đoạn cuối của quá trình triển khai Chương trình, Bộ trưởng cho rằng, sự chú ý, năng lượng, sự quan tâm, chính sách, mức độ tập trung của năm nay cần tăng cường và có sự tập trung cao độ.

“Năm khởi động có cái khó riêng, năm tăng tốc có cái khó riêng, năm gói lại có cái khó riêng. Chúng ta đang đứng trước năm học với khối lượng công việc nhiều nhất trong toàn bộ chu trình đổi mới. Chúng ra đã đã tích luỹ được một số năm, đã nhìn thấy ưu điểm, khuyết điểm để rút kinh nghiệm, nếu năm nay không vượt qua được, khuyết điểm sẽ vẫn còn nguyên, khó khăn sẽ tích thêm và ảnh hưởng tới cả quá trình đổi mới giáo dục phổ thông”, Bộ trưởng chia sẻ.

quang cảnh hội nghị tổng kết gdtrh, gdtx.jpg -0
Toàn cảnh hội nghị

Từ việc chủ động nhìn nhận những điểm khó trong thực tiễn triển khai thời gian qua, Bộ trưởng đề nghị các Sở GD-ĐT tập trung cao độ đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra đánh giá, đặc biệt với các môn học mới. Trong đó, quan tâm tập huấn thường xuyên, liên tục cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; tăng cường các hội giảng trao đổi kinh nghiệm như một số Sở GD-ĐT đã triển khai có hiệu quả; tổ chức nhóm hỗ trợ để sẵn sàng giải đáp, hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc của đội ngũ giáo viên; dành sự quan tâm hỗ trợ nhiều hơn cho khối THCS; tăng cường hỗ trợ, chia sẻ, giám sát, dẫn dắt đội ngũ hiệu trưởng, bởi đây chính là “nhạc trưởng” của đổi mới ở cấp cơ sở.

Cũng liên quan đến đội ngũ, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh yêu cầu tái đi thực tế tại các trường phổ thông của giảng viên sư phạm. “Nếu xa lạ với thực tiễn đang diễn ra ở giáo dục phổ thông, không có trải nghiệm thực tế, không bám sát, nắm chắc thực tiễn đổi mới, đội ngũ này sẽ không thể dạy một cách hiệu quả cho giáo sinh - những giáo viên tương lai sẽ triển khai thực hiện chương trình mới.

Từ đó, các trường sư phạm không thể thực hiện được nhiệm vụ đồng hành, tham gia dẫn dắt trong hệ thống khi thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông”, Bộ trưởng nêu rõ.

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.