Bộ trưởng GD-ĐT: "Chuyển đổi và thực hiện chương trình GDPT mới không được cực đoan"

Ngày 18.2 Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã tới thăm và làm việc với Trường TH, THCS và THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội) về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Trường TH, THCS và THPT Nguyễn Siêu là một trong bốn trường dân lập đầu tiên của cả nước. Sau 30 năm thành lập Trường đã phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng với hơn 400 cán bộ, giáo viên, nhân viên và hơn 2.600 học sinh.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, xuất phát từ mong muốn tìm hiểu và lắng nghe tiếng nói các thầy, cô khối trường ngoài công lập, dưới góc độ của những người thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, và có sự so sánh như thế nào với Chương trình giáo dục cũ 2006.

Tiếp cận với các Chương trình tập huấn của Bộ GD - ĐT còn hạn chế

Phát biểu tại buổi làm việc, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu, Nguyễn Thị Minh Thuý chia sẻ, cảm nhận ban đầu Chương trình mới phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đổi mới, có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện của Hà Nội nói chung và của trường Nguyễn Siêu nói riêng. 

Nội dung kiến thức có tính ứng dụng thực tế nên học sinh hứng thú tiếp nhận kiến thức, phát huy được năng lực của học sinh. Xây dựng chương trình mở, tích hợp sâu ở lớp dưới và phân hóa dần ở lớp trên.

Chương trình nhấn mạnh tới đổi mới phương pháp dạy học; Đổi mới phương pháp đánh giá – theo định hướng đánh giá năng lực học sinh. 

Bà Nguyễn Thị Minh Thuý cho biết, khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, trường đã gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, tổng hợp nguồn tài nguyên học liệu chính thống dành cho giáo viên và học sinh, cũng như các diễn đàn giáo dục, hội thảo chia sẻ của các chuyên gia, tác giả sách về những điểm mới, kinh nghiệm hay giải pháp.

Cấp THPT chưa có hướng dẫn về việc thi tốt nghiệp THPT, dẫn tới các nhà trường còn nhiều lúng túng trong việc xây dựng các tổ hợp môn.

Chưa có mạng lưới chia sẻ của hệ thống các trường ngoài công lập, việc giáo viên các trường ngoài công lập được tiếp cận với các Chương trình tập huấn của Bộ GD-ĐT còn hạn chế.

Việc giảng dạy các bộ môn tích hợp như Khoa học Tự nhiên, Lịch sử - Địa lí còn khó khăn khi một giáo viên không thể dạy được chọn môn.

Cha mẹ học sinh (CMHS) chưa hiểu kỹ về những điểm mới của Chương trình GDPT 2018, nên nhiều CMHS chưa thống nhất trong quan điểm giáo dục với nhà trường, việc lựa chọn môn học ở lớp 10 còn cảm tính, thiếu chính xác, còn hiện tượng xin đổi môn học khi kết thúc học kỳ I.

Không được thay đổi một cách cực đoan

Tiếp thu ý kiến của thầy, cô và nhà trường, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị Trường TH, THCS và THPT Nguyễn Siêu  cần làm nhiều hơn ở mảng công tác phụ huynh. Cần phụ huynh chia sẻ, thấu hiểu và đồng hành với nhà trường hơn nữa, nhà trường và phụ huynh cùng nhau đổi mới. Có phụ huynh đồng hành thì giá trị gia tăng của sự đổi mới sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.

Nhà trường cần đánh giá thực trạng, đánh giá nội dung để tư vấn tham mưu cho Sở giáo dục làm sao có thể cùng nhau triển khai đầy đủ những triết lý được nêu lên trong Chương trình GDPT 2018.

Bộ trưởng đề nghị dù Chương trình GDPT 2018 có những thay đổi rất lớn nhưng nhà trường không được thay đổi một cách cực đoan. 

Chương trình chuyển vấn đề dạy và học thiên về trang bị kiến thức sang phát triển năng lực. Các tiếp thu tích cực là kế thừa những điều cũ làm nền tảng, từ đó phát huy, làm mới cũng như phát triển một cách tổng thể.

Nhà trường nên khuyến khích học sinh ghi nhớ những kiến thức cơ bản, nền tảng, ví dụ như bài thơ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao,... hay công thức toán học, vật lý, hoá học,... Đó là những chất liệu, dữ liệu để tư duy chứ không phải học vẹt. Phải có kiến thức mới hình thành được năng lực. Nên trong việc chuyển đổi và thực hiện chương trình GDPT mới không được cực đoan. 

Bộ trưởng bày tỏ sự cảm ơn với ý kiến chia sẻ của các thầy, cô. Những chia sẻ này sẽ giúp người làm chính sách thấy được nhiều vấn đề phải tăng cường nghiên cứu và giải quyết. 

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.