Bổ sung Ủy viên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2014 - 2019

Ngày 25/6, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 1047/QĐ-TTg về việc bổ sung Ủy viên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2014 - 2019 thành lập theo Quyết định số 763/QĐ-TTg ngày 26/5/2014 của Thủ tướng.

Theo đó, bổ sung 28 Ủy viên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2014 - 2019 gồm:
1. Giáo sư, Tiến sĩ Từ Quang Hiển, Giảng viên cao cấp, Đại học Thái Nguyên.
 
2. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
 
3. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Bành Tiến Long, Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
 
4. Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thúc Hải, nguyên Trưởng Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
 
5. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Xuân Quỳnh, Chuyên gia cao cấp, Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
 
6. Giáo sư, Tiến sĩ Lê Quan Nghiệm, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
 
7. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nghiêm Văn Dĩnh, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải.
 
8. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đặng Ứng Vận, Hiệu trưởng Trường Đại học Hòa Bình.
 
9. Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Yêm, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân.
 
10. Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thanh, nguyên Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng.
 
11. Giáo sư, Tiến sĩ Mai Trọng Nhuận, Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo chất lượng, Đại học Quốc gia Hà Nội.
 
12. Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại.
 
13. Giáo sư, Tiến sĩ Võ Khánh Vinh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
 
14. Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Giảng, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
 
15. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm, Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
 
16. Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Chí Bửu, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.
 
17. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Quang Côn, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
 
18. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội.
 
19. Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Dũng, Viện trưởng Viện Tâm lý học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
 
20. Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
 
21. Giáo sư, Tiến sĩ Đào Xuân Học, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
 
22. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Hà Huy Khoái, nguyên Viện trưởng Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
 
23. Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu Nghĩa, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
 
24. Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thu Hà, nguyên Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
 
25. Giáo sư, Tiến sĩ Lê Chí Quế, nguyên Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
 
26. Giáo sư, Tiến sĩ Bạch Thành Công, Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
 
27. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
 
28. Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Gia Khánh, nguyên Giám đốc Học viện Quân y.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này./.

Giáo dục

Toàn cảnh Tọa đàm
Giáo dục

Cần có chính sách đãi ngộ cao hơn nữa với nhà giáo công tác tại trường chuyên biệt

Cần có chính sách đãi ngộ cao hơn nữa cho nhà giáo nói chung, với nhà giáo công tác tại trường chuyên biệt nói riêng để tương xứng với nhiệm vụ, đặc thù lao động. Đây là kiến nghị của đại biểu tại Tọa đàm việc thực hiện chính sách đối với nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Tỉnh Hà Giang, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức chiều 14.11, tại thành phố Hà Giang.

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp giữ vững vị trí trung tâm hàng đầu về đào tạo mỹ thuật ứng dụng
Giáo dục

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp giữ vững vị trí trung tâm hàng đầu về đào tạo mỹ thuật ứng dụng

Tiến sĩ Phạm Hùng Cường, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp cho rằng trong bối cảnh mới, thế mạnh của nhà trường nằm ở truyền thống đào tạo mỹ thuật ứng dụng, đã được khẳng định qua lịch sử 75 năm xây dựng và trưởng thành, với đội ngũ chuyên gia hàng đầu - những người có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

59/800 tác phẩm được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024
Giáo dục

59/800 tác phẩm được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

Sáng 14.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo tổng kết Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024. Trong đó, 59 tác phẩm xuất sắc nhất của 4 loại hình để trao giải bao gồm 1 giải Đặc biệt, 4 giải Nhất, 8 giải Nhì, 12 giải Ba, 32 giải Khuyến khích và 2 nhân vật tiêu biểu.

Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?
Giáo dục

Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?

Với việc Trường Đại học Duy Tân vừa trở thành Đại học Duy Tân - đại học tư thục đầu tiên ở Việt Nam, cả nước hiện có 8 đại học với 2 đại học quốc gia, 3 đại học vùng cùng Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"
Giáo dục

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"

Sinh viên Bách khoa Hà Nội gọi PGS. Đặng Đức Vượng, Phó Trưởng khoa Vật lý Kỹ thuậtthầy Vượng là "người thầy bí ẩn". Và ngay chính thầy Vượng cũng góp phần làm mình “ẩn” đi rất khiêm tốn, hiếm khi nói về mình. Câu chuyện thầy thích nhất là kể chuyện về Bách khoa, về người Bách khoa!

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất sáng 12.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mong muốn, Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch; trong đó trường học là trường học thanh lịch, thầy cô và học sinh thanh lịch.