Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường đại học nghiêm túc thực hiện quy chế công khai

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Huỳnh Văn Chương vừa ký công văn số 960/BGDĐT-QLCL về việc đôn đốc các cơ sở giáo dục đại học thực hiện các quy định về quản lý chất lượng.

Theo đó, căn cứ kết quả kiểm tra trong năm 2023 của các Đoàn kiểm tra, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học lưu ý thực hiện tốt một số nội dung liên quan đến công tác quản lý chất lượng.

Nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác bảo đảm chất lượng

Liên quan đến việc thực hiện quy chế công khai, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục tuân thủ việc công khai theo các quy định của Bộ và pháp luật có liên quan; phân công đơn vị đầu mối thực hiện công khai; bảo đảm về nội dung, hình thức, thời gian công khai và việc dễ dàng tiếp cận thông tin của các tổ chức, cá nhân quan tâm.

Thường xuyên kiểm tra, rà soát, cập nhật, lưu trữ theo quá trình các thông tin đáp ứng quy định; kịp thời khắc phục các sự cố kỹ thuật, hạn chế tình trạng không tiếp cận thông tin của các tổ chức, cá nhân quan tâm.

Về công tác bảo đảm chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo chú trọng việc hoàn thiện thường xuyên và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong; thực hiện và đánh giá kết quả cải tiến chất lượng sau tự đánh giá và đánh giá ngoài; có giải pháp phù hợp trong việc xây dựng, vận hành hệ thống thông tin quản lý và phát triển chương trình đào tạo đạt chuẩn đầu ra; tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế về bảo đảm chất lượng; bảo đảm số lượng và nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác bảo đảm chất lượng.

Đồng thời, xây dựng, triển khai và đánh giá, rà soát hàng năm, sơ kết giữa kỳ chiến lược chất lượng của nhà trường. Đối với các cơ sở giáo dục chưa thực hiện xây dựng chiến lược, kịp thời xây dựng chiến lược về bảo đảm và kiểm định chất lượng với các chỉ tiêu kết quả cụ thể. Chiến lược của nhà trường cần tích hợp được mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của các chương trình, đề án quốc gia về bảo đảm và kiểm định chất lượng nhằm góp phần đạt được chỉ tiêu đặt ra của giáo dục đại học.

10_uu_the_02.png -0

Hủy phôi văn bằng, chứng chỉ hỏng kịp thời, đúng quy định

Liên quan đến công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở phổ biến, nghiên cứu quán triệt các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ tại Luật Giáo dục, Nghị định số 99/2019/NĐ-CP, Nghị định số 04/2021/NĐ-CP, Nghị định số 127/2021/NĐ-CP, Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT, Thông tư số 27/2019/TT-BGDĐT, Quyết định số 821/QĐ-BGDĐT...; các tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục Quản lý chất lượng về công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ.

Tổ chức triển khai quản lý văn bằng, chứng chỉ bảo đảm khoa học, hiệu quả. Ban hành đầy đủ các văn bản nội bộ để quản lý hiệu quả văn bằng, chứng chỉ theo đúng quy định tại Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT; tránh quy định lại nội dung văn bản cấp trên, quy định không đầy đủ...

Ngoài ra, thực hiện cấp văn bằng giáo dục đại học và phụ lục văn bằng theo đúng quy định hiện hành, nhất là đối với các văn bằng trình độ tương đương (nếu có). Lập sổ gốc, phụ lục sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ đúng mẫu theo quy định, ghi đầy đủ thông tin, lưu trữ, bảo quản đúng quy định.

Thực hiện duyệt, báo cáo mẫu phôi, in phôi văn bằng, chứng chỉ (trừ phôi chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh), quản lý việc in, sử dụng phôi văn bằng chứng chỉ theo đúng quy định, khoa học, hiệu quả. Lập hồ sơ quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ khoa học, dễ tra cứu. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ. Hủy phôi văn bằng, chứng chỉ hỏng kịp thời, đúng quy định.

Thực hiện đúng các quy định về công tác tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài (nếu có).

Cụ thể, bảo đảm và duy trì các điều kiện tổ chức thi theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, hoặc quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Quy chế thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.

Công văn nêu rõ, nếu có sự thay đổi, cần phải bổ sung và đăng tải thông tin công khai trên trang thông tin điện tử của đơn vị. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu về điều kiện tổ chức thi, đơn vị phải dừng tổ chức thi và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Quản lý chất lượng); chỉ khi đáp ứng tất cả các yêu cầu, đơn vị mới được tiếp tục tổ chức thi.

Các đơn vị tổ chức thi chịu trách nhiệm toàn bộ về việc tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ của đơn vị. Cơ sở giáo dục đại học ban hành quy định nội bộ để thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm các quy định và phù hợp với phân cấp hướng dẫn; thực hiện thường xuyên việc kiểm tra, giám sát nội bộ để thực hiện đầy đủ, đúng quy định liên quan đến các nội dung của công tác quản lý chất lượng.

Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục

Theo GS.TS Thái Văn Thành, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, việc giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đáng ra phải được tiến hành sớm hơn thì sẽ khắc phục được những tồn tại, bất cập và điểm nghẽn lâu nay trong ngành Giáo dục.

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
Giáo dục

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

Nằm trong danh sách những cuốn sách hay nhất năm 2024 (tính đến thời điểm này) trên Amazon, “Nền giáo dục mới can đảm” là cuốn sách đầu tiên về cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục, cùng những tác động của nó đối với việc nuôi dạy con cái và cách chúng ta có thể tận dụng sức mạnh này vì những điều tốt đẹp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo
Quốc hội và Cử tri

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo

Ủng hộ việc ban hành Luật Nhà giáo, tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, các nguyên tắc quản lý phát triển nhà giáo trong dự thảo Luật chưa phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo, do đó, cần rà soát các nội dung này. Trong thiết kế chính sách, đại biểu cũng đề nghị lưu ý bảo đảm nguyên tắc quản lý gián tiếp, không để bất cứ cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp xuống giáo viên mà phải thông qua cơ quan trung gian đó là nhà trường, ai chịu trách nhiệm phát triển nhà trường thì người đó mới chịu trách nhiệm phát triển nhà giáo.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Giáo dục

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Ngày 9.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên cốt cán, thành viên của các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma tuý” và Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma tuý” các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong tổ chức bữa ăn bán trú. Đây cũng là kênh hữu ích để nâng cao hơn nữa công tác kiểm tra giám sát, nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh, chăm sóc sức khỏe học sinh.

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An nhìn nhận, việc Bộ GD-ĐT không được quản lý chung về vấn đề biên chế, không được chủ động tuyển giáo viên, phải chờ phân bổ chỉ tiêu từ Bộ Nội vụ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không phù hợp với điều kiện thực tiễn. Điều này dẫn đến tình trạng có nơi thừa, có nơi thiếu giáo viên; thậm chí ngay trong một trường cũng có tình trạng bộ môn này thừa giáo viên nhưng bộ môn kia lại thiếu.

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên
Giáo dục

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa vừa tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (2014 - 2024). Mục tiêu của Phân hiệu đang hướng tới đạt quy mô đào tạo 2.000 học viên và sinh viên, với ít nhất 5 ngành đại học, đáp ứng đủ điều kiện trở thành một trường đại học thuộc Đại học Y Hà Nội trong tương lai.

Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục

Chủ động phát triển đội ngũ nhà giáo chất lượng

Theo chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày mai (9.11), dự án Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Gần 20 năm ấp ủ, hơn 1 năm xây dựng, dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS
Giáo dục

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS

Kỷ nguyên công nghệ mang đến cho học sinh nhiều lợi thế, không chỉ về khả năng tiếp cận thông tin mà còn là môi trường thuận lợi để theo đuổi đam mê. Nhờ đó, nhiều tài năng trẻ được tìm thấy từ các sân chơi, học bổng từ môi trường giáo dục uy tín khắp cả nước. Điển hình như chương trình Học bổng Tài năng của Sedbergh Vietnam - BCIS, mở ra cơ hội để học sinh Việt Nam trải nghiệm môi trường học tập quốc tế và nuôi dưỡng tài năng.

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo
Giáo dục

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, việc giao thẩm quyền cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo là chính sách mang tính đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo.