Bộ Giáo dục: Thay đổi quy định về khen thưởng học sinh sau 32 năm

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

(Ảnh minh họa: PM/Vietnam+)
(Ảnh minh họa: PM/Vietnam+)

Hiện việc khen thưởng, xử phạt học sinh trong các nhà trường phổ thông được áp dụng theo Thông tư  số 08/TT ngày 21/3/1988 của Bộ Giáo dục hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông. Thông tư này đã có “tuổi thọ” 32 năm.

Điểm mới của dự thảo Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh là có bổ sung thêm các biện pháp kỷ luật tích cực. Cụ thể, Điều 9 của dự thảo Thông tư quy định giáo viên thu thập các thông tin khách quan, xác định đúng nguyên nhân, tính chất, mức độ, hậu quả và đặc điểm tâm lý của học sinh mắc khuyết điểm để lập kế hoạch giáo dục cho học sinh sửa chữa khuyết điểm. Giáo viên và nhà trường có thể lựa chọn áp dụng một số biện pháp dưới đây để giáo dục kỷ luật tích cực phù hợp đối với từng học sinh như khuyên bảo động viên; phê bình riêng; phối hợp với cha mẹ để cùng thực hiện các kế hoạch giáo dục; tư vấn tâm lý cho học sinh.

Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh thực hiện một số nhiệm vụ học tập và rèn luyện đã được học sinh thỏa thuận, cam kết thực hiện theo nội quy của nhà trường như: hoàn thành bài tập còn thiếu, viết lại bài cần học thuộc, viết lại nội quy; viết cảm nhận, kiểm điểm; sưu tầm, tìm hiểu sách, tài liệu, phim ảnh hoặc câu chuyện thực tế đã được trải nghiệm, có nội dung liên quan đến khuyết điểm của học sinh, sau đó trình bày suy nghĩ, cảm nhận về nội dung và bài học rút ra cho bản thân; lao động công ích như trực nhật, vệ sinh khuôn viên trường...

Học sinh có thể bị phạt bằng hình thức tự khắc phục hậu quả do vi phạm của bản thân học sinh gây ra hoặc khắc phục hậu quả với sự giúp đỡ của bạn bè, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh...

Hình thức kỷ luật cao nhất theo Thông tư 08 là “đuổi học một năm” nhưng trong dự thảo Thông tư mới đã thay từ “đuổi học” thành “tạm dừng học tập trên lớp” với mức tối đa giảm xuống còn hai tuần. Tuy nhiên, nhà trường có thể cân nhắc tiếp tục áp dụng hình thức tạm dừng học tập trên lớp nếu học sinh vẫn vi phạm khuyết điểm.

Dự thảo Thông tư cũng quy định những hình thức khen thưởng cũng như kỷ luật khác. Bản dự thảo này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến đóng góp của công luận nhằm hoàn thiện trước khi ban hành chính thức.

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục

Theo Chỉ thị của UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường công tác xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng gắn với nhu cầu và thực tiễn của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực trình độ quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư tay tới học sinh lớp 8 sau phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư tay tới học sinh lớp 8 sau phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"

Trong buổi tọa đàm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 tại Trường THCS Lương Thế Vinh (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông), em Nguyễn Trần Bảo Thức, học sinh lớp 8A5, Trường THCS Lương Thế Vinh đã vinh dự nhận được món quà của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gửi tặng từ Hà Nội.

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc
Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc

Tại hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 tổ chức trong hai ngày 23 - 24.11, Anh hùng Lao động Thái Hương bày tỏ mong muốn có sự thấu hiểu và vào cuộc của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng cho sự nghiệp trồng người nhằm mang lại hạnh phúc đích thực cho con trẻ trong hành trình học tập.

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.